Chăm Sóc Cây Ăn Trái

CÁCH KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG SẦU RIÊNG RỤNG TRÁI NON – NHỮNG CHIA SẺ KHÔNG THỂ BỎ QUA!

khắc phục tình trạng sầu riêng rụng trái non

Khi cây sầu riêng bước vào thời kỳ ra hoa và tạo quả thường xảy ra hiện tượng rụng trái non do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Để có thể khắc phục tình trạng sầu riêng rụng trái non, bà con có thể tham khảo những giải pháp sau đây.

I. ĐIỀU KIỆN THỜI TIẾT

Trong trường hợp cây sầu riêng phải nhận một lượng lớn nước do gặp mưa trái mùa, khiến cây đột ngột dư nước, hoặc vào thời kỳ cây mang trái nhưng lượng nước cung cấp không đủ cũng là nguyên nhân khiến hiện tượng rụng bông và trái non trên cây sầu riêng xảy ra.

Bên cạnh đó, nếu vườn trồng gặp phải mưa bão kết hợp với gió lốc sẽ khiến bông và trái sầu riêng non rụng hàng loạt.

II. DO THIẾU DINH DƯỠNG

Thường xuất hiện ở nhà vườn trồng xen canh, không bón cân đối phân hữu cơ và phân vô cơ (NPK) hoặc không chăm sóc thường xuyên.

Đặc điểm: Bông – Trái non cũng rụng từ từ và có biểu hiện như sau: vành, chậm phát triển, khô héo…..

+ Cây bị rầy, bệnh (vi khuẩn, xì mủ, thối rễ..) tấn công làm hư và rụng lá

+ Cây không đủ cơi đọt và lá mới

+ Lá mỏng, nhỏ

  Cách xử lý: Bón phân hữu cơ và NPK đầy đủ trước khi làm bông ít nhất 3 tháng

+ Phân hữu cơ: từ 5-10kg/gốc và 2-3 tháng bón 1 lần kết hợp với các dòng phân bón dạng nước                                                          giúp cho cây dễ hấp thụ dinh dưỡng như Bio Roso, Amino,…

+ NPK: Dùng loại NPK 3 số để cân bằng dinh dưỡng  bón 1-2kg/gốc và 1 tháng bón 1 lần

III. RỤNG DO VỪA MANG BÔNG – TRÁI VỪA RA ĐỌT

– Tình trạng ra đọt non trong thời kỳ sầu riêng ra hoa tạo quả là do nông dân bón phân không hợp lý khi sử dụng quá nhiều hàm lượng phân Đạm khiến cây tập trung ra đọt và lá non, cạnh tranh trực tiếp nguồn dinh dưỡng, thậm chí gây rụng hết trái sầu riêng non.

– Đối với sầu riêng nếu trái chưa đủ 1,5kg mà cây ra đọt non, cây sẽ lập tức tập trung dinh dưỡng nuôi đọt mà quên nuôi trái, mức độ rụng của trái sầu riêng non sẽ tùy vào mức độ mạnh yếu của đọt và lá non, đọt và lá sầu riêng non càng phát triển mạnh thì trái non bị rụng càng nhiều.

– Thường xuất hiện thời điểm tuới nước đột ngột làm cây tự nhiên ra đọt mới hoặc do sinh lý cây mang bông – trái thì cần ra đọt (lá) để cung cấp dinh dưỡng nuôi trái sau này.

+ Đặc điểm: Coi đọt mới xuất hiện ở đầu cành trong khi cành đang mang bông – trái

+ Cách xử lý: Có 2 biện pháp

  • Hãm đọt : Không cho ra đọt non nhưng sẽ làm cây mất sức, năng suất không cao và dễ bị bệnh hoặc chết cây sau thu hoạch.
  • Nuôi bông và nuôi đọt: Kích bông trước, sau khi ra mắt cua 7-10 ngày thì kích ra đọt, khi lá già thì bồn chuẩn bị xổ nhụy. Đảm bảo cây khỏe và cho năng suất cao

IV. RỤNG DO SINH LÝ

– Thường xuất hiện từ lúc sau khi đậu trái con đến 1-2 tháng (tùy giống)

  • Biểu hiện: Trái non rụng từ từ, đỉnh điểm khoảng 15-20 ngày sau đậu quả
  • Cách xử lý: Cung cấp đủ dinh dưỡng phân hữu cơ vi sinh và NPK ba số thì hạn chế rất nhiều hiện tượng này. Kết hợp phun phân vi lượng chống rụng như (SCT 16) hay các chất chống rụng chỉ hiệu quả khi cây khỏe (đầy đủ dinh dưỡng), nếu cây suy yếu thì cho dù phun bao nhiêu cũng rụng.

.

TRƯỜNG HỢP SẦU RIÊNG RỤNG TRÁI NON DO CẠNH TRANH DINH DƯỠNG CỦA CÂY
>> Bài liên quan: DINH DƯỠNG CHO CÂY SẦU RIÊNG – KHÔNG CHỈ LÀ PHÂN BÓN!

II. SÂU BỆNH HẠI

  1. Do bệnh thán thư và nấm hồng

Cách xử lý khi bà con thấy bệnh thán thư gây biểu hiện rụng lá, bông, trái…..

+ Lá: Chóp lá có vết khô nhỏ hoặc vết khô lan rộng theo 2 mép lá.

+ Bông: Cây có bông bị khô và rụng lác đác (từ từ từng bông – trái non)

+ Trái non: Trái non khô, rụng từ từ và có lớp trắng trắng trên trái

Cách xử lý: Phun ngừa bệnh thán thư từ khi chuẩn bị làm bông (trước khi nhú mắt cua 5-7 ngày), phun định kỳ 7-10 ngày/lần vào mùa khô hoặc 5-7 ngày/lần vào mùa mưa.

  1. Sâu bệnh hại

– Đối với các loại cây ăn quả như sầu riêng thì đợt ra hoa tạo quả, đặc biệt là thời điểm đầu vụ chính là lúc các loài sâu hại bùng phát và tấn công hàng loạt lên cây trồng.

– Những loài như sâu đục quả, rầy nhảy, rệp sáp, nhện đỏ… chúng sẽ tấn công chích hút nhựa ở lá non, tấn công trái sầu riêng non khiến rụng trái thậm chí khi trái lớn vẫn xâm nhập làm xấu mã bên ngoài của trái, ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm.

>> Bài liên quan: PHÒNG SÂU HẠI THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY SẦU RIÊNG – CUỘC CHIẾN THƯỜNG NHẬT KHÓ CHẤM DỨT

Bài viết trên của BioSacotec đã thông tin về CÁCH KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG SẦU RIÊNG RỤNG TRÁI NON, bà con có thể tham khảo thêm những bài viết có liên quan để có được cách thức chăm sóc cây sầu riêng hiệu quả, cho một vụ mùa bội thu. Chúc bà con thành công!

ead92876d1c84567cbd9eb744d42d0a9a552

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

map biosacotec
PHÂN BÓN HỮU CƠ BIOSACOTEC
Thuộc sở hữu của Công ty CPĐT CÔNG NGHỆ SẠCH SACOTEC, chúng tôi sẽ trả lời bất kỳ thắc mắc cũng như phàn nàn của khách hàng về sản phẩm - dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.
HỒ CHÍ MINH

💻Website: biosacotec.com
☎️Điện thoại: 0379 399 843 - 0888 450 606
🌎Địa chỉ: 52A đường Hùng Vương, tổ 08 khu phố La Vân, T.T Ngãi Giao, H. Châu Đức, Bà Rịa Vũng Tàu

0379 399 843
Rate this post
author-avatar

About Mạnh Quân

Xin chào tôi là Mạnh Quân giám đốc Sacotec , chúng tôi đang tập trung vào mảng chăn nuôi, trồng trọt theo hướng hữu cơ sinh học, xu hướng phát triển tất yếu hiện nay. Đi kèm đó là việc phân phối cực kỳ đa dạng các sản phẩm hữu cơ trong và ngoài nước với giá tốt nhất như phân tảo bón lá, phân gà vi sinh, phân đạm cá, chế phẩm sinh học...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *