Thanh long là loại cây đặc trưng của vùng nhiệt đới, chịu hạn tốt nên vào mùa mưa, cây sẽ bị ảnh hưởng xấu tới sự sinh trưởng và phát triển. Nếu lượng mưa quá cao, gây ngập úng diện rộng, cây rất dễ chết. Mùa mưa cũng là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh phát triển trên cây thanh long. Vì vậy bà con cần trang bị kỹ thuật chăm sóc thanh long mùa mưa để cây vẫn khỏe mạnh, cho chất lượng và năng suất tốt.
THĂM VƯỜN ĐỂ PHÁT HIỆN SÂU BỆNH
Thăm vườn là công tác đầu tiên tối quan trọng, không chỉ vào mùa mưa, mà ở tất cả các mùa vụ trong năm của thanh long. Tuy nhiên, vào mùa mưa, bà con nên thăm vườn mỗi ngày để kịp thời phát hiện sâu bệnh phá hoại cây thanh long để đạt hiệu quả tốt nhất. Nhất là bệnh đốm nâu hay còn gọi là nấm tắc kè thường xuất hiện trong mùa mưa và chưa có thuốc đặc trị.
Một khi bệnh đã xuất hiện sẽ lây lan hết vườn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng thanh long. Khi phát hiện bệnh đốm nâu, phải cắt bỏ trái, cành bị nhiễm bệnh, đem ra khỏi vườn và phun thuốc ngừa bệnh cho cả vườn. Bà con nên kết hợp phun các loại thuốc trừ nấm và vi khuẩn cùng một lúc với liều lượng theo hướng dẫn nhà sản xuất, nên phun xịt thuốc theo cả hai hướng từ ngoài xịt vào trong và trong xịt ra ngoài.
Đối với những cành dưới gốc hay sát gốc cũng cần cắt bỏ vì chúng sẽ cạnh tranh dinh dưỡng với cành nuôi trái, tạo độ thông thoáng tránh gây khó khăn trong qua trình xịt thuốc và bón phân không đều. Lưu ý, nhà vườn nên cắt những cành sát gốc và cắt từ mô trở lên khoảng 5 – 7 cm.
Đối với các loại côn trùng gây hại cho cây thanh long, bà con có thể tham khảo bố trí một hệ thống dụ bắt côn trùng. Điều này sẽ hạn chế việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật – vi phạm các quy chuẩn xuất khẩu.
BÓN PHÂN, BỔ SUNG CHẤT DINH DƯỠNG
Để giúp cây ra trái tốt, vào đầu mùa mưa, bà con cần bón thêm 10-15kg phân chuồng ủ hoai mỗi trụ hoặc có thể sử dụng 2-5kg phân hữu cơ vi sinh để thay thế. Trong các loại phân chuồng, bà con thường chuộng phân gà nhất vì phân gà giúp cây phát triển nhanh, trái lớn, mọng nước. Tuy nhiên việc bón phân gà tươi đang bị nghiêm cấm bởi các biện pháp chế tài tại các địa phương vì phân gà tươi bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bà con và môi trường xung quanh. Bà con nên thay thế bằng phân gà đã qua xử lý – phân gà ủ hoai, loại phân này có giá trị dinh dưỡng hơn phân gà tươi, loại bỏ được các tạp chất có hại cho cây cối, đất canh tác và môi trường mà chi phí sử dụng lại tương đương hoặc thấp hơn. Ngay tại thời điểm cây đang cho trái, bà con nên bón nhiều Kali, hạn chế bón Đạm. Khi bón phân Đạm nhiều sẽ làm cho tán lá phát triển mạnh, dễ tạo điều kiện cho bào tử nấm bám lên cành nhánh trái thanh long phát triển. Phân Kali sẽ tăng khả năng chống chịu sâu bệnh cho cây thanh long đồng thời giúp vận chuyển các chất quang hợp nuôi trái thanh long đạt chất lượng tốt hơn.
Đối với những vùng có mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày gây ngập úng ở diện tích lớn, nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời và chăm sóc kỹ thì sẽ gây thiệt hại đến sinh trưởng cây cũng như năng suất và chất lượng trái. Trước tiên, bà con cần thoát nước ra khỏi vườn càng sớm càng tốt. Sau khi thoát nước thì tiến hành cào rơm rác, cỏ dại và phun các loại phân bón lá để tăng cường khả năng chống chịu kết hợp phun các thuốc trừ nấm và vi khuẩn.
Qua bài viết trên, BioSacotec đã cung cấp đầy đủ chi tiết về KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY THANH LONG VÀO MÙA MƯA đạt hiệu quả, mong bà con nông dân sẽ áp dụng cụ thể và chính xác để đạt được hiệu quả kinh tế cao!
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
💻Website: biosacotec.com
☎️Điện thoại: 0379 399 843 - 0888 450 606
🌎Địa chỉ: 52A đường Hùng Vương, tổ 08 khu phố La Vân, T.T Ngãi Giao, H. Châu Đức, Bà Rịa Vũng Tàu