Cây có múi rất cần chất dinh dưỡng trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Thế nên việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cây là vô cùng cần thiết, quyết định lớn đến năng suất và chất lượng của quả vào thời điểm thu hoạch. Tuy nhiên nhiều bà con vẫn chưa nắm được những nguyên tố cần thiết trong quá trình sinh trưởng của cây. Bio Sacotec sẽ chia sẻ đến bà con dinh dưỡng cho cây có múi qua nội dung bên dưới nhé!
Bà con phải bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây, nhất là giai đoạn ra hoa, kết quả
Xem thêm: KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY CÓ MÚI VÀO MÙA MƯA ĐẢM BẢO NĂNG SUẤT VƯỢT TRỘI
VAI TRÒ CỦA ĐẠM TRÊN CÂY CÓ MÚI
Đạm hay Nitơ giữ vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của cây. Ngoài ra, nitơ còn là thành phần của chất diệp lục, thúc đẩy cây sinh trưởng, hình thành hoa và tăng tỷ lệ đậu trái hiệu quả.
Các triệu chứng về nhu cầu đạm trên cây có múi
Thiếu đạm | Khi thiếu đạm lá nhỏ, chuyển dần sang vàng, thiếu sức sống. Cành non không phát triển, chết khô, chồi ngắn và gây rụng quả non. Lá già thì rụng vào đầu mùa, rìa lá mỏng, đặc biệt nếu lượng lân hay phốt pho thấp sẽ khiến sự thiếu hụt đạm tồi tệ hơn. |
Đủ đạm | Cây sinh trưởng tốt, lá xanh tươi, chồi và cành non phát triển nhiều, tỷ lệ đậu hoa và quả cao. |
Thừa đạm | Khi thừa đạm đặc biệt vào thời kỳ cây tạo quả sẽ khiến quả lớn nhanh nhưng không đạt chất lượng, kéo dài thời gian chín, vỏ dày và sần, tép bị khô. Dư thừa đạm sẽ thúc đẩy sự tươi tốt của cây nhưng dễ mẫn cảm với dịch hại và điều kiện ngoại cảnh. |
Cách bổ sung dinh dưỡng đạm cho cây có múi
Tùy vào độ tuổi của cây để bà con xác định hàm lượng phân bón cần cung cấp cho cây hàng năm như sau:
Khi cây mới trồng | Cây cần khoảng 50 gram đạm. |
Từ 1 tuổi đến khi cây 6 tuổi | Cây một tuổi cần khoảng 110 gram đạm và thêm 110 gram/đạm cho mỗi năm. |
Khi cây trưởng thành trên 6 tuổi | Mỗi cây cần 650 gram phân đạm. |
Tùy thuộc vào độ tuổi của cây mà đáp ứng lượng phân bón phù hợp
VAI TRÒ CỦA LÂN TRÊN CÂY CÓ MÚI
Lân hay còn gọi là phosphate thực hiện nhiều chức năng quan trọng như quang hợp, hoạt động enzyme, liên quan đến sự hình thành và vận chuyển đường. Quan trọng nhất là phát triển bộ rễ, hình thành hoa và tăng chất lượng quả vào thời điểm thu hoạch. Ngoài ra lân còn là thành phần tạo ADP và ATP, giúp phục hồi, hình thành mầm hiệu quả.
Các triệu chứng về nhu cầu lân trên cây có múi
Thiếu lân | Gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng quả (biến dạng, lõi rỗng, thô, vỏ dày, quả mềm, khô nước, chua). Khi cây thiếu Lân có rất ít biểu hiện, trường hợp thiếu quá mức lá có màu xanh sạm và cây dễ bị đổ. |
Thừa lân | Việc cây trồng bị thừa lân sẽ không gây ra tổn thất lớn về năng suất cũng như chất lượng quả, nhưng lại tác động làm thiếu kẽm trong cây. |
Biện pháp khắc phục
- Bà con nên bón phân vào thời điểm cây chuẩn bị ra hoa và sau khi thu hoạch, cũng có thể bón cùng lúc với phân đạm.
- Nên cày đất thành luống hoặc bón trên bề mặt với độ sâu là 15-20 cm đảm bảo sự hấp thu dinh dưỡng tốt nhất khi rễ phát triển. Ngoài ra, bà con nên sử dụng phân hữu cơ (Gà Cồ Đỏ, Gà Cồ Tím) để mang lại hiệu quả tối ưu nhất.
Bà con phải đảm bảo quy trình chăm sóc để cây luôn xanh tốt
VAI TRÒ CỦA KALI TRÊN CÂY CÓ MÚI
Kali có vai trò quan trọng trong sự hình thành và hoạt động của protein, chất béo, Carbohydrate và diệp lục. Ngoài ra, duy trì sự cân bằng muối và nước trong tế bào, giúp tăng chất lượng và khả năng đậu quả, hạn chế được chồi non lúc ra hoa, khả năng hút nước và hô hấp của cây.
Các triệu chứng về nhu cầu Kali trên cây có múi
Thiếu Kali | Cây có múi khi thiếu kali sẽ sinh trưởng chậm, lá nhỏ chuyển dần sang vàng hoặc đồng sau đó rụng. Cành cây bị suy yếu và giảm tỷ lệ nở hoa, lá vàng loang lổ, sự biến vàng bắt đầu từ gần nửa đỉnh của lá, sau đó trở nên sạm. Quả nhỏ da mỏng và mịn, xu hướng chuyển màu sớm và chia tách dễ dàng. Thiếu Kali trầm trọng sẽ làm giảm năng suất do tăng tỷ lệ rụng hoa và quả non |
Thừa Kali | Cây có múi sẽ không bị ảnh hưởng nhiều đến chất lượng quả nếu cây thừa Kali nhưng quá nhiều kali sẽ làm tăng sự thiếu hụt magiê |
Biện pháp khắc phục
Kali trao đổi có sẵn trong đất, tùy loại đất mà lượng kali sẽ khác nhau, đất cát sẽ ít kali hơn so với đất thịt. Kali thường tập trung nhiều nhất ở gần bề mặt của đất nên rất dễ bị giảm hàm lượng do cây khó hấp thu, dẫn đến thiếu hụt tạm thời.
Để tăng cường Kali cho cây, bà con có thể bón các loại phân có chứa hàm lượng kali cao như KCL (60% K2O) hoặc bón hỗn hợp NPK.
VAI TRÒ CỦA KẼM ĐỐI VỚI CÂY CÓ MÚI
Kẽm có ảnh hưởng lớn đến phát triển cây có múi trên đất chua ven biển, ngay cả trong giai đoạn đầu tiên, thiếu kẽm cũng sẽ khiến cây giảm năng suất và sinh lực, làm cho trái nhỏ, chất lượng kém.
Khi cây có múi thiếu kẽm nhẹ thì lá sẽ xuất hiện lốm đốm vàng. Trường hợp trầm trọng đốm vàng sẽ lan rộng, lá úa vàng, gân lá vẫn xanh, thân cành không phát triển, cành non dễ chết, trái nhỏ, kém chất lượng.
Biện pháp khắc phục
Tình trạng thiếu kẽm thường xảy ra ở vùng đất chua ven biển nên bà con có thể phun hợp chất kẽm ZnSO4 trực tiếp lên lá để cây hấp thụ tốt nhất. Nếu thiếu nặng như đất kiềm thì cần phun bổ sung hai hay nhiều lần trong suốt mùa.
VAI TRÒ CỦA BORON TRÊN CÂY CÓ MÚI
Thiếu Bo | Quả cây có múi sẽ có màu xám, sau đó chuyển sang màu nâu, một số hạt giống phát triển không hoàn hảo, bị teo lại. |
Thừa Bo | Lượng Bo quá lớn sẽ khiến cây có múi bị ngộ độc, giai đoạn đầu thường xuất hiện mũi vàng hoặc lốm đốm ở đầu lá, nặng hơn các lốm đốm xuất hiện trên bề mặt lá, các cành thì bị chết mầm. |
Biện pháp khắc phục
Phun một lần phân bón chứa Bo nếu chắc rằng cây bị thiếu Bo.
Thừa Bo bà con nên nhanh chóng tưới rửa trôi và cải thiện hệ thống thoát nước để kiểm soát vấn đề.
VAI TRÒ CỦA SẮT ĐỐI VỚI CÂY CÓ MÚI
Sắt hay Fe là thành phần của enzyme hay của nhiều protein tham gia vận chuyển điện tử trong quá trình quang hợp và hô hấp. Sắt không phải thành phần của diệp lục tố nhưng rất cần cho sự tổng hợp của diệp lục tố.
Cây thiếu sắt gân lá có màu xanh tối, thường xuất hiện ở lá non. Trường hợp nặng, lá non dần chuyển sang màu vàng, các lá về sau chuyển sang màu trắng, rụng dần và chết cành. Ở những đất có độ pH cao, đất bón nhiều vôi rất thường xảy ra tình trạng thiếu sắt.
VAI TRÒ CỦA CALCIUM ĐỐI VỚI CÂY CÓ MÚI
Calcium có vai trò quan trọng đối với sinh trưởng của rễ cây có múi nên biểu hiện đầu tiên của thiếu Calcium là bộ rễ cây bị hư. Triệu chứng thiếu hụt Calcium rất khó nhận biết vì hầu như trong đất rất ít khi thiếu Calcium. Những vườn cây có múi mà hàm lượng Calcium thấp sẽ dễ bị thối sau 3 tháng tồn trữ.
Thiếu Calcium trầm trọng có thể gây chết cây do bộ rễ không thể hoạt động, trái phát triển kích thước bất thường, thịt trái co lại, ít nước dịch nhưng hàm lượng chất rắn hòa tan và gây nứt vỏ trái.
Biện pháp khắc phục
Thiếu Calcium thường xuất hiện ở đất chua hoặc sử dụng phân đạm dạng Sulphate như Ammonium sulphate. Bà con nên nhanh chóng cung cấp Calcium cho cây thông qua bón vôi bột cho đất hay phun qua lá Ca(NO3)2.
VAI TRÒ CỦA MAGNESIUM ĐỐI VỚI CÂY CÓ MÚI
Triệu chứng thiếu Magnesium thường xuất hiện do đất có tỷ lệ Magnesium thấp hoặc bón thừa kali hay đất có tỷ lệ kali cao. Thiếu Magnesium sẽ khiến cây rụng trái nhiều, chịu lạnh kém, cây ra quả cách năm rõ rệt, kích thước trái thường nhỏ, hàm lượng đường và acid thấp.
Biểu hiện đầu tiên khi cây có múi thiếu Magnesium là xuất hiện những đám màu vàng rời rạc hai bên gân chính của lá, những đám vàng lớn dần và hợp lại với nhau, chỉ còn cuống lá hoặc ngọn lá còn xanh, cuối cùng toàn bộ lá bị ngã vàng. Triệu chứng này có thể chỉ xuất hiện trên 1 cành lớn hoặc 1 phần cây trong khi phần còn lại vẫn phát triển bình thường.
Biện pháp khắc phục
Để khắc phục tình trạng thiếu Magnesium bà con nên kết hợp xử lý đất với phân bón chứa Magnesium trong thời gian kiến thiết cơ bản, ở đất chua có thể dùng đá dolomit để cung cấp cho cây, còn ở đất ít chua nên dùng MgSO4 hay Mg(NO3)2 nồng độ 1% và phun lên lá để cây hấp thụ dễ dàng.
VAI TRÒ CỦA MOLYBDEN ĐỐI VỚI CÂY CÓ MÚI
Molybden có liên quan mật thiết đến quá trình chuyển hóa đạm trong cây, nên biểu hiện của thiếu Molybden cũng tương tự như thiếu đạm, ở cây hai lá mầm thiếu Molybden có biểu hiện màu xanh vàng ở chóp và mép lá.
Thiếu Mo thường dẫn đến thiếu đạm do khả năng cố định đạm của cây bị hạn chế, thiếu Mo cây sinh trưởng phát triển kém, cây còi cọc xuất hiện nhiều đốm vàng ở giữa các gân của lá dưới sau đó dần hoại tử. Ở cây có múi thiếu Molybden xuất hiện các đốm mất nước ở phần thịt rìa lá sau lan vào gần gân lá, đốm dần chuyển vàng xám nâu và khô đi
Biện pháp khắc phục: Phun bổ sung các loại phân bón lá có chứa hàm lượng Molybden vào các giai đoạn cây ra lá non nếu phát hiện thấy triệu chứng thiếu loại dưỡng tố này.
VAI TRÒ CỦA MANGAN ĐỐI VỚI CÂY CÓ MÚI
Thiếu Mangan thường xảy ra trên đất chua và đất kiềm, lá sẽ bị vàng từ cuống đến chóp, gây ra một đốm lan tỏa màu xanh nhạt giữa các tĩnh mạch trong lá già và trẻ, kích thước lá bình thường nhưng xuất hiện một dải hẹp vẫn còn màu xanh lá cây trên mỗi bên của tĩnh mạch lớn, vào mùa xuân các triệu chứng sẽ biểu hiện trên cả lá non và lá già. Thiếu hụt nghiêm trọng kéo dài làm giảm thu hoạch và tăng trưởng.
Biện pháp khắc phục: Nếu phát hiện được cây có múi đang trong tình trạng thiếu hụt Mangan, bà con có thể cung cấp chất dinh dưỡng này cho cây bằng cách phun trên lá Mangan sulphate.
VAI TRÒ CỦA ĐỒNG ĐỐI VỚI CÂY CÓ MÚI
Thiếu đồng vỏ trái cây có múi xuất hiện đốm nâu, nứt ở đít quả, các lá thường có màu xanh đậm và nhỏ hơn so với bình thường. Triệu chứng đặc trưng nhất là màu nâu sẫm, tuy nhiên thiếu đồng bây giờ hiếm thấy kể từ khi việc sử dụng thuốc trừ nấm bệnh chứa đồng. Bà con có thể sử dụng các sản phẩm chứa gốc đồng (Tinh Chất Đồng) phun phòng trừ lên cây để hạn chế nấm bệnh gây hại cũng như bổ sung thêm hàm lượng đồng cho cây.
Đối với cây có múi hay bất kỳ cây trồng khác bà con nên đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây, tránh tình trạng thiếu dinh dưỡng khiến cây sinh trưởng phát triển kém, năng suất không ổn định. Ngoài việc nhanh chóng cung cấp cho cây nếu cây thiếu một trong những nguyên tố dinh dưỡng nêu trên thì bà con cũng nên chú ý đến chế độ nước tưới, kết hợp bón phân hữu cơ cho cây.
Phân hữu cơ sẽ bổ sung thêm nhiều vi sinh vật có lợi cho đất, đất trở nên tơi xốp, thoáng khí, ổn định pH, tăng khả năng chống hạn cho cây trồng, ngoài ra phân còn giúp hiệu quả bón phân vô cơ tốt hơn, hạn chế việc sử dụng phân hóa học, bảo vệ được môi trường.
Tuy nhiên khi sử dụng phân hữu cơ bà con nên thay dần thói quen sử dụng phân chuồng tươi để bón cho cây trồng. Vì trong các loại phân chưa được ủ hoai chứa rất nhiều vi sinh vật gây hại khiến đất bị nhiễm độc và thoái hóa, cây dễ mang mầm bệnh. Thay vào đó, bà con nên sử dụng phân hữu cơ vi sinh đã qua xử lý với 90% phân gà nguyên chất có nhãn hiệu uy tín, nguồn gốc rõ ràng để bổ sung dinh dưỡng cho cây có múi, vừa không gây mùi hôi thối vừa đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường.
Qua bài viết trên, Bio Sacotec đã tổng hợp đầy đủ thông tin về nhu cầu dinh dưỡng của cây có múi. Hi vọng bà con có thể áp dụng hiệu quả, mang đến sức sống mới cho cây trồng. Nếu có bất kì câu hỏi hay thắc mắc nào liên hệ ngay với Bio Sacotec để được giải đáp nhé! Chúc bà con có một vụ mùa bội thu!
Mọi chi tiết xin liên hệ:
💻Website: biosacotec.com
☎️Điện thoại: 0379 399 843 - 0888 450 606
🌎Địa chỉ: 52A đường Hùng Vương, tổ 08 khu phố La Vân, T.T Ngãi Giao, H. Châu Đức, Bà Rịa Vũng Tàu