Từ tháng 5 đến tháng 10 có lượng mưa lớn trong năm, cây thường xảy ra tình trạng ngập úng kéo dài. Vào thời điểm này, cây rất dễ thiếu oxy, thúi rễ, ngộ độc, mắc bệnh… ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất vào chất lượng thu hoạch. Vì vậy, Bio Sacotec sẽ hướng dẫn bà con kỹ thuật chăm sóc cây có múi vào mùa mưa để đảm bảo sức khỏe và hạn chế tình trạng cây chết hàng loạt qua bài viết bên dưới nhé!
Vào mùa mưa cần có hệ thống thoát nước đảm bảo môi trường có cây phát triển
Xem thêm: KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC BƯỞI DA XANH ĐEM LẠI KẾT QUẢ CAO VÀO THỜI ĐIỂM THU HOẠCH
MỘT SỐ KỸ THUẬT CHĂM SÓC VƯỜN CÂY CÓ MÚI VÀO MÙA MƯA
Lượng mưa lớn làm vườn bị ngập úng ảnh hưởng đến sức khỏe của cây. Vì vậy, trong canh tác bà con phải xây dựng các phương án phòng bị và xây dựng hệ thống thoát nước, hạn chế tối đa tình trạng ngập nước.
Nếu mưa kéo dài, bà con nên nhanh chóng bơm nước ra khỏi vườn, đào thêm rãnh phụ 40 cm để thoát nhanh, mực nước ở mương cấp nước phải thấp hơn mặt liếp 0,6m.
Ngoài ra, bà con nên tiến hành cắt tỉa những cành sâu bệnh và cành vô hiệu, chồi vượt để hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng khi bước vào thời kỳ ngập úng. Để chống những bệnh thường tấn công chồi non bà con nên tỉa cành thông thoáng hoặc phun đạm để kích thích quá trình trưởng thành của chồi và lá, lá nhanh già sẽ rút ngắn thời gian bệnh dễ dàng tấn công hơn.
Bà nên nên cắt tỉa cành hạn chế cạnh trang dinh dưỡng và chỗ ẩn nấp của nấm bệnh vào mùa mưa
Khi nước mưa kết hợp với lũ rất dễ tạo nên môi trường thuận lợi cho các mầm bệnh gây hại cho cây có múi như nấm thán thư, nấm thối trái phát triển mạnh. Trước khi bước vào mùa mưa bà con nên tiến hành phun nước tưới hoặc rung cây để hạn chế nấm bệnh.
- Đối với nấm bệnh hại trái: Bà con sản phẩm SCT 03 bảo vệ trái nước những tác hại vô cùng hiệu quả. Giai đoạn mới hình thành trái, bà con lấy 25 ml SCT 03 pha chung với 18 – 25 lít nước phun lên toàn bộ quả. Nên phun thuốc lặp lại 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 15 – 20 ngày để phòng trừ triệt để nấm bệnh.
- Đối với bệnh nứt thân, xì mủ, thán thư: Sử dụng 50ml Tinh Chất Đồng kết hợp 250 ml Phytopin Gold pha với 200 lít nước phun đều lên toàn bộ cây để phòng trừ bệnh hại, đảm bảo sức khỏe cho cây trồng.
Thời điểm từ tháng 5 – 10 là giai đoạn cây có thể bị ngập úng do lượng mưa kéo dài
DINH DƯỠNG CHO CÂY CÓ MÚI VÀO MÙA MƯA
TRƯỚC KHI NGẬP ÚNG TỪ 1-1,5 THÁNG
Bà con nên tiến hành cũng cố đê bao xung quanh vườn trồng cây có múi, tôn cao đất liến để giảm thiểu tác hại của tình trạng ngập úng. Ngoài ra, bà con lưu ý không bón phân chứa nhiều đạm, hạn chế cây ra đọt non tiêu hao nhiều năng lượng và suy yếu. Đặc biệt, trong giai đoạn này cũng không nên bón phân hữu cơ vì các vi sinh vật có lợi sẽ cạnh tranh oxi với cây trong giai đoạn ngập úng ảnh hưởng đến năng suất của cây vào thời điểm thu hoạch.
Cây bị ngập nước trong thời gian dài thường gây ra hiện tượng vàng lá thối rễ
Xem thêm: DINH DƯỠNG CHO CÂY CÓ MÚI – VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ TRONG QUÁ TRÌNH TRỒNG TRỌT
GIAI ĐOẠN VƯỜN CÂY BỊ NGẬP ÚNG
Lúc này bà con nên cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây như N, P, K, Ca, Mg… để giúp cây đủ khả năng chống chịu trong thời gian bị ngập úng. Bên cạnh đó khí khẩu lúc này của lá đóng lại khiến lá không thể quang hợp, không tạo ra được năng lượng để cung cấp cho cây, bà con nên cung cấp gluco để khắc phục được tình trạng này.
Bà con cần chăm sóc cây kỹ, nhất là trong mùa mưa để không ảnh hưởng đến chất lượng của quả
GIAI ĐOẠN SAU NGẬP ÚNG
Sau khi trải qua thời gian ngập úng kéo dài, bà con nên xới nhẹ, phá váng ở lớp đất mặt và đào rãnh để nước rút nhanh qua khỏi mặt liếp. Tiếp đó bón phân giúp cây nhanh chóng cân bằng lại dinh dưỡng, kết hợp bón vôi cho cây để chống vi sinh vật gây hại tấn công vườn trồng. Bà con sử dụng phân hữu cơ vi sinh Gà Cồ Đỏ cung cấp nhiều dưỡng chất giúp cây phục hồi nhanh.
Ngoài bổ sung trực tiếp qua gốc, bà non nên kết hợp bổ sung qua lá bằng dinh dưỡng hữu cơ Bio Nut để cây bung đọt non, đọt mập khỏe giúp cây sinh trưởng nhanh.
Ngoài bón phân vào những thời kỳ trước trong và sau khi vườn cây ngập úng, hằng năm bà con nên bón phân hữu cơ vi sinh cho cây vào thời điểm chuẩn bị rước hoa, thời kỳ cây tạo quả non và sau khi thu hoạch.
Phân hữu cơ vi sinh bổ sung nhiều vi sinh vật có lợi cho đất, đất trở nên tơi xốp, thoáng khí, ổn định pH, tăng khả năng chống hạn cho cây trồng, ngoài ra phân còn giúp hiệu quả bón phân vô cơ tốt hơn, hạn chế việc sử dụng phân hóa học, bảo vệ được môi trường.
Bên cạnh đó, bà con nên thay dần thói quen sử dụng loại phân chuồng tươi để bón cho cây, do phân chưa được ủ hoai thường chứa nhiều vi sinh vật gây hại, khi bón vào sẽ khiến đất bị nhiễm độc và thoái hóa, cây dễ mang mầm bệnh. Thay vào đó bà con nên sử dụng phân hữu cơ vi sinh đã qua xử lý như phân gà vi sinh với 90% phân gà nguyên chất có nhãn hiệu uy tín, nguồn gốc rõ ràng phù hợp cho cây có múi, vừa không gây mùi hôi thối vừa đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường.
Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng giúp cây tăng sức đề kháng chống chịu với sâu bệnh hiệu quả
Qua bài viết trên, Bio Sacotec đã tổng hợp đầy đủ thông tin về cách chăm dưỡng cây có múi hiệu quả. Hi vọng bà con có thể hiểu và áp dụng giúp cây phát triển tốt cho một vụ mùa bội thu. Nếu có câu hỏi và thắc mắc gì về sản phẩm hay các vấn đề trên cây trồng liên hệ ngay với Bio Sacotec để được giải đáp nhé! Chúc bà con thành công và tăng trưởng kinh tế vượt trội.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
💻Website: biosacotec.com
☎️Điện thoại: 0379 399 843 - 0888 450 606
🌎Địa chỉ: 52A đường Hùng Vương, tổ 08 khu phố La Vân, T.T Ngãi Giao, H. Châu Đức, Bà Rịa Vũng Tàu