Bưởi da xanh là loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao và rất được ưa chuộng trên thị trường. Bên cạnh đó, bưởi còn được xuất khẩu sang các thị trường lớn và khó tính trên thế giới. Vì vậy, rất nhiều nông dân nhất là các tỉnh miền Tây trồng bưởi trên quy mô lớn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bà con chưa nắm được quy trình chăm dưỡng cây ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng cây trồng. Vì vậy, Bio Sacotec xin chia sẻ đến quý bà con kỹ thuật trồng và chăm sóc bưởi da xanh đạt hiệu suất cao qua nội dung bên dưới nhé!
Xem thêm: KINH NGHIỆM VÀ KỸ THUẬT XỬ LÝ RA HOA ĐỒNG LOẠT TRÊN CÂY BƯỞI MANG LẠI NHIỀU KẾT QUẢ CAO
Thao tác chuẩn bị trước khi trồng bưởi
Thiết kế vườn
Tùy theo diện tích của vườn mà bà con thiết kế mô hình phù hợp. Nếu vườn có quy mô lớn trên 3 hecta, bà con nên thiết kế vườn trồng theo kiểu bàn cờ có các trục đường chính và hệ thống đường lô.
Trong vườn phải thiết kế đầy đủ hệ thống thoát nước tạo độ thông thoáng cho vườn. Khoảng 2 đến 3 hàng bưởi bà con nên thiết kế một mương thoát nước là hợp lí nhất. Bên cạnh đó trồng bưởi da xanh vuông góc với hướng Đông Tây để nhận được nhiều ánh sáng mặt trời nhất tốt cho sự phát triển của cây.
Mật độ và khoảng cách trồng bưởi phụ thuộc rất lớn và điều kiện của đất trồng. Đối với đất có hàm lượng chất dinh dưỡng cao thì nên trồng thưa, ngược lại trồng dày đối với đất nghèo dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, bà con có thể sử dụng biện pháp thâm canh để đạt hiệu quả năng suất cao hơn. Cây bưởi da xanh miền Đông Nam Bộ thường được trồng với khoảng cách ấy là 6 m – 7 m, tương đương với mật độ là 200 – 300 cây/hecta.
Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, khi các cây bưởi trong vườn vòng tán còn nhỏ thì nên trồng cây trồng xen để lấy ngắn, nuôi dài, che phủ đất, chống xói mòn và giúp tạo tiểu khí hậu tốt cho vườn và hạn chế cỏ dại.
Mật độ trồng quyết định rất lớn đến năng suất của bưởi vào thời điểm thu hoạch
Hệ thống tưới
Hệ thống tưới nước được áp dụng phổ biến hiện nay là tưới phun dưới tán giúp điều hòa không khí cho vườn bưởi. Bên cạnh đó, khắc phục được tình trạng gây hại của thường tiết không thuận lợi như nắng nóng, độ ẩm không khí thấp làm giảm đáng kể một số nhện và côn trùng gây hại trên cây bưởi.
Ngoài ra, việc tưới phun bằng hệ thống thì sẽ giúp tiết kiệm được lượng nước và chi phí sử dụng cho nhân công lao động đồng thời màu sắc của vỏ trái đẹp và bắt mắt hơn.
Sử dụng hệ thống tưới nước tự động tiết kiệm tối đa chi phí thuê nhân công
Kỹ thuật trồng và chăm sóc bưởi da xanh đạt năng suất cao
Đào hố, bón lót
Vấn đề đào hố để trồng cây cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cây trồng. Những hộ đạt chuẩn thường có kích thước và độ sâu tương ứng như sau:
- Kích thước 60 x 60
- Độ sâu 50cm
Trường hợp đất xấu thì nên đào hố có kích thước lớn và bổ sung thêm chất dinh dưỡng bằng cách bón lót từ 20 – 30 kg phân gà hữu cơ vi sinh Gà Cồ Tím. Tiếp đó, cho khoảng 0.5 kg vôi trộn đều với lớp đất mặt để khử trùng nầm bệnh tồn tại trong đất. Bà con nên thực hiện quy trình này 2 tuần trước khi trồng để phát huy tác dụng tốt nhất.
Chuẩn bị giống cây:
Giống bưởi da xanh theo phương pháp ghép đạt chất lượng phải hội tụ tất cả các yếu tố như sau:
- Cây có chiều cao từ mặt bầu lên đến ngọn 50cm, chiều cao từ vết ghép lên đến ngọn phải trên 30cm.
- Đo đường kính gốc cách gốc 10 cm, đường kính góc phải khoảng trên 1 cm đến 1,5 cm
- Đường kính của cái cành ghép thì sẽ đo các vị trí ghép và 2cm và đường kính này trên 0,5 cm.
Chọn những cây to, khỏe, chất lượng để làm giống gieo trồng
Trồng cây
Bà con nên chọn những cây không có dấu vết của sâu bệnh hại và có bộ lá xanh tốt để làm giống trồng. Trước tiên thì ta sẽ dùng dao rạch cái đáy bầu cắt cái đáy bầu, dùng dao rạch khoảng 2/3 chiều dài của cái bầu cây.
Sau đó bỏ cây vào hố đã đào sẵn, nhẹ nhàng xoay bầu cây sao cho cành ghép quay về hướng gió chính, lắp một phần đất và nhẹ nhàng kéo cái vỏ bầu, lấp đất. Tiếp theo ta tiến hành việc cắm cọc và buộc dây để giữ gốc, tránh bị gió lây gốc đứt rễ Sau đó tiến hành ủ rơm và tưới nước.
Quản lý cỏ dại
Phần quản lý cỏ dại thì khi cây còn nhỏ cần hạn chế cỏ mọc vượt lên, che mất ánh sáng. Vào mùa mưa, chỉ làm cỏ sát gốc trong vườn vẫn nên duy trì một lớp cỏ có chiều cao nhất định để hạn chế việc rửa trôi, xói mòn đất hiệu quả.
Mùa khô thì nên cắt cỏ, tủ gốc, giữ ẩm để cây không bị khô hạn. Có thể nhổ cỏ bằng tay hoặc dùng máy cắt cỏ, hạn chế tối đa thuốc diệt cỏ nhất là giai đoạn kiến thiết. Việc bón phân cho cây bưởi tùy thuộc vào giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây chia làm hai thời kỳ rõ rệt là thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh.
- Ở thời kỳ kiến thiết cơ bản, lượng bón phân là khoảng 10 – 20kg phân gà hữu cơ vi sinh Gà Cồ Tím/ phân chuồng hoai mục, 0.5kg -> 1 kg vôi/cây/năm. Lượng phân vô cơ sẽ tăng dần trong 3 năm, một lượng đạm và lân nhiều để cây sinh trưởng thân lá và tạo bộ tán có thể phân hòa vào nước tưới cho cây hoặc là đào rãnh bỏ phân việc bón phân chia làm nhiều đợt trong năm, chú ý là các đợt bón phần cùng với cắt tỉa cành tạo tán để xử lý da đỏ tập trung dễ chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại.
- Ở thời kỳ kinh doanh: Sử dụng 20 – 30 kg Gà Cồ Tím/cây để bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Lượng phân vô cơ dựa vào năng suất thu hoạch của vụ trước để bón, được chia làm 4 lần. Bón lần thứ nhất sau khi thu hoạch 1 tuần lần thứ hai thì khoảng bốn tuần trước khi cây ra hoa, lần thứ ba sau khi đậu quả lần thứ 4 thì bón vào kỹ thuật thời điểm 8 tuần trước khi thu hoạch.
- Ở giai đoạn nuôi quả: Nên bón phân Kali cho cây, bên cạnh đó kết hợp với phân bón qua lá để giúp quả phát triển tốt hơn.
Cắt tỉa cành lá, tạo tán
Đối với bưởi thì việc cắt tỉa cành tạo tán là một việc làm quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến năng suất của cây sau này. Mục tiêu là tạo cho cây bưởi có một thân chính mọc thẳng từ dưới lên đến độ cao 40 đến 60 cm thì mới bắt đầu phân cảnh, chọn từ 3 đến 4 cành cấp 1, chia về các hướng đều nhau và làm cho cái tán nó được thông thoáng, để nghĩ khả năng nhận được ánh sáng của bộ tán lá cây sau này sẽ là cao nhất. Chiều cao cây sau này sẽ không cao quá 4 m và tán cây sẽ không giao nhau ở trên hàng.
Các bước tạo tán cho cây bưởi như sau:
- Cây sau khi trồng được cố định bằng cọc để cho thân mọc thẳng, tỉa bỏ các cành mọc thấp khoảng dưới 60cm tính từ mặt đất. Khi cây cao được 1,2m thì cắt phần ngọn cách mặt đất 1 m để các cành cấp 1 phát triển.
- Chọn 3 đến 4 cành khỏe mọc từ thân chính phát triển theo các hướng khác nhau, có kích thước tương đối đồng đều nhau để làm cành cấp 1. Các cành này mọc cách đều nhau trên thân và dùng cọc chống giữ hoặc vít cành sao cho càng cấp một tạo với thân chính 1 gốc 350 đến 400.
- Sau khi cành cấp 1 dài 50 – 60cm thì cắt ngọn cành cấp 1 để các mầm ngũ phát triển hình thành cành cấp 2. Ở mỗi cành cấp 1, chỉ giữ 2-3 cành cấp hai mọc, mở ra các hướng để cảnh phân bố đều trong tán. Các cành cấp hai này mọc cách nhau từ 20-30cm tạo với cảnh một góc 300 – 350.
- Sau đó cũng tiến hành cắt ngọn cành cấp 2 như cách làm ở một từ cành ghép hai sẽ hình thành khẩn cấp 3. Cành cấp 3 không hạn chế về số lượng và chiều dài nhưng cần loại bỏ cành mọc dày càng yếu, cành mọc trong tán
- Sau 3 năm công việc tạo tán sẽ hoàn thành. Lúc này cây có bộ khung vững chắc, nhận được nhiều ánh sáng. Cây phát triển cân đối thuận lợi cho quá trình chăm sóc ra hoa và tạo quả.
- Tiếp theo là kỹ thuật tỉa cành cành được tỉa, cành bị sâu, bệnh hại nặng, cành bị chết càng yếu, canh mọc lộn xộn, cành vượt, cành mọc quá dài hay cành mọc rũ sát mặt đất.
- Ở thời kỳ kiến thiết cơ bản khoảng hai tháng thì tiến hành tỉa cành một lần hoặc làm thường xuyên trong lúc thăm vườn. Còn thời kỳ kinh doanh thì thường tiến hành tỉa cành sau mỗi vụ thu hoạch.
Dọn cành tạo độ thông thoáng cho cây hạn chế tối đa nơi ẩn nấp của sâu bệnh
Cách chăm sóc cho cây ra hoa
Về phần xử lý, kích thích ra hoa cũng là một phần hết sức quan trọng, quyết định quả kinh tế của vườn bưởi. Nếu để cây bưởi ra hoa tự nhiên thì thường cho thu hoạch vào khoảng tháng 9, tháng 10.
Muốn cây bưởi cho trái vào dịp Tết để có giá bán tốt thì ta cần phải xử lý ra hoa, tỉa trái cũng là một khâu kỹ thuật để giúp nâng phẩm cấp trái bưởi, tăng giá bán, chúng ta cần tỉa những trái mọc sát mặt đất, cát đất dưới 50cm trái mọc trùm cũng phải tỉa bỏ bớt.
Bởi vì nếu như không đủ dinh dưỡng để nuôi trái thì sẽ có trái to, trái nhỏ làm giảm phẩm cấp trái, đồng thời dễ bị sâu bệnh hại.
Bà con phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bưởi nhất là thời điểm ra hoa, đậu trái
Phòng trừ sâu bệnh hại
Bưởi là loại trái cây đem lại giá trị kinh tế cao nhưng cũng thường xuyên bị sâu bệnh hại tấn công gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cây trồng. Những bệnh thường gặp như sâu đực quả, nhện đỏ, vàng lá,… Cùng Bio Sacotec tìm hiểu về bệnh và các phòng trừ hiệu quả nhé!
Sâu hại quả
Sâu vẽ bùa thường tấn công vào các chồi non, đặc biệt là khi cây còn nhỏ. Khi chồi bị sâu tấn công, nó làm cho lá không phát triển được, vết đục trên lá hình thành những đường ngoằn ngoèo, chồi bị nhiễm thì không sinh trưởng được, cây con rất chậm lớn.
Sâu đục quả cũng là bệnh thường gặp trên cây bưởi. Để phòng ngừa tình trạng này hiệu quả, bà con nên sử dụng bao trái để ngăn ngừa xâm nhập của loài sâu này trên trái và cần thiết phải tỉa thưa trái mọc. Để ngăn ngừa triệt để sâu bệnh gây hại trên cây bưởi, bà con sử dụng thuốc trừ sâu sinh học 25 ml SCT 10 pha với 16 – 20 lít nước phun lên toàn bộ thân cành lá.
Nhện đỏ
Nhện đỏ gây hại rất nguy hiểm ở trên cây bưởi da xanh, đặc biệt là vào mùa khô. Nhện thường tấn công các bộ phận non như chồi non, trái non. Do đó thời điểm ít mưa, độ ẩm không khí thấp kéo dài, bà con cần lưu ý phát hiện sớm để có biện pháp xử lý để giảm và cải thiện tác hại của nhện. Lá, quả non bị hại thì thường biến màu, mất màu hoặc có màu đồng nhện rất nhỏ, khó nhìn thấy bằng mắt, thường để phát hiện nhện hại, có thể dùng tờ giấy trắng vuốt lên trên bề mặt lá, quả.
Khi phát hiện cây có dấu hiệu bệnh, bà con sử dụng 25 g SCT 08 pha với 18 – 20 lít nước phun phủ lên toàn bộ cây để phòng trị bệnh.
Bệnh loét quả
Bệnh loét cũng là một bệnh tương đối phổ biến ở trên vườn bưởi. Bệnh này do vi khuẩn gây ra và thường tấn công trên chồi non, tuy nhiên cũng gây bệnh trên bộ phận khác, đặc biệt là trên quả non, cành non. Nếu trái bị bệnh thì mẫu mã xấu, bán không được giá. Để ngăn ngừa bệnh loét thì có thể trồng cây chắn gió để hạn chế tổn thương do gió.
Bà con nên sử dụng SCT 03 phun phòng ngừa lên trái từ giai đoạn mới hình thành trái non để phòng trừ hiệu quả sâu bệnh hại cây. Phun lặp lại từ 2 – 3 lần từ thời điểm trái non đến thu hoạch để bảo vệ trái hiệu quả trước sự tấn công của sâu bệnh.
Bệnh vàng lá gân xanh
Bệnh vàng lá gân xanh cũng gây tác hại nghiêm trọng trên cây bưởi da xanh. Bệnh do vi khuẩn gây ra lây lan thông qua cây giống nhiễm bệnh và rầy chổng cánh chích hút nhựa từ gây bệnh lây qua cây khỏe. Khi cây nhiễm bệnh phiến lá màu vàng, chỉ còn gân lá xanh mạch dẫn bị đen, quả bị biến dạng, tâm quả lệch, múi khô, tép sẽ bị đắng, rễ bị thoái hóa. Những cây bị bệnh thì cần thiết là phải tiêu hủy và hạn chế bệnh bằng cách chọn giống sạch bệnh, trồng xen ổi trong vườn để xua đuổi rầy chổng cánh, trồng cây chắn gió.
Khi cây có dấu hiệu bệnh, bà con sử dụng Trichotec kết hợp với Eco – Killer phun lên toàn bộ cây để diệt trừ bênh. Khi cây phục hồi, sử dụng Bio Roso tưới vào gốc cung cấp thêm dưỡng chất để giúp cây phục hồi nhanh
SCT 09 phòng trừ hiệu quả ruồi vàng gây hại trên cây trồng
Xem thêm: SÂU VẼ BÙA HẠI CÂY BƯỞI – NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ ĐEM LẠI GIÁ TRỊ KINH TẾ CAO CHO NÔNG DÂN
Xác định thời điểm thu hoạch
Cây bưởi da xanh từ khi ra hoa đến khi thu hoạch thì khoảng 7 đến 8 tháng. Khi chín trái bưởi có những đặc tính như là túi tinh dầu sẽ nở to, căng và màu vỏ trái vẫn còn xanh, quả sẽ hơi lõm vào, khi ấn vào thì nó mềm, quả nặng.
Nên thu hoạch vào lúc trời mát, không có mưa và nhẹ tay để tránh làm dập túi tinh dầu. Khi thu hoạch bưởi thì cần phải dùng kéo cắt cành để thu hoạch trái, sau khi được thu hoạch xong thì sẽ được đưa về nơi tập kết để phân loại.
Trái bưởi thường được phân ra thành ba loại:
- Loại 1 là những trái mà có khối lượng từ 1,2 – 2 kg, có mẫu mã đẹp, không có dấu vết sâu bệnh hại.
- Loại 2 từ 1 – 1,2 kg
- Loại 3 là những trái mà có khối lượng dưới 1 kg – 2 kg. Sau khi phân loại trái thì lau sạch vỏ trái và đóng vào thùng carton từ sáu đến mười hai trái, bưởi có thể bảo quản được 12 tuần ở nhiệt độ 12 độ C và ẩm độ 85 đến 90 %.
Để trái đạt chất lượng vào thời điểm thu hoạch bà con phải đảm bảo quy trình chăm dưỡng đúng kỹ thuật
Qua bài viết trên, Bio Sacotec đã chia sẻ đầy đủ thông tin về quy trình chăm sóc bưởi da xanh đem lại kết quả cao. Hi vọng bà con tích lũy thêm kinh nghiệm trong quá trình chăm dưỡng cây trồng. Nếu có câu hỏi hay bất kì thắc mắc nào về sản phẩm hay bệnh trên cây trồng liên hệ ngay với Bio Sacotec để được giải đáp nhé! Chúc bà con có một vụ mùa bội thu.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
💻Website: biosacotec.com
☎️Điện thoại: 0379 399 843 - 0888 450 606
🌎Địa chỉ: 52A đường Hùng Vương, tổ 08 khu phố La Vân, T.T Ngãi Giao, H. Châu Đức, Bà Rịa Vũng Tàu