Nuôi Tôm Thẻ

TÔM THẺ CHÂN TRẮNG CHẾT HÀNG LOẠT KHÔNG RÕ NGUYÊN NHÂN

Tôm thẻ chân trắng chết hàng loạt

Nguyên nhân tôm thẻ chân trắng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân có thể được dự đoán là do: hội chứng hoại tử gan tụy, người nuôi chưa ý thức với những khuyến cáo, chất lượng con giống kém, thời tiết thất thường…

Tôm thẻ chân trắng chết hàng loạt – nguyên nhân do đâu?

Một trong những vấn đề mà những hộ gia đình nuôi tôm thẻ chân trắng đang phải đối mặt đó là việc tôm thẻ chân trắng chết hàng loạt nhưng không rõ nguyên nhân. Vậy tại sao lại xảy ra hiện tượng này và cách khắc phục nó như thế nào để bà con nông dân không phải chịu thiệt hại nặng nề từ rủi ro tôm chết?
 Tôm thẻ chân trắng chết hàng loạt
Tôm thẻ chân trắng chết hàng loạt

Nguyên nhân dẫn đến việc tôm chết hàng loạt

Do hội chứng hoại tử gan tụy

Theo nghiên cứu gần đây đã xác định, nguyên nhân tôm thẻ chân trắng chết sớm thời gian qua là do tôm thẻ chân trắng bị bệnh gan hay mắc phải hội chứng hoại tử gan tụy (AHPNS), trong đó có nhiễm vi khuẩn Vibrio.
Khi mắc bệnh này, tôm thẻ chân trắng có biểu hiện như hôn mê, bỏ ăn, bơi mé bờ, tỷ lệ chết lên đến 100%. Qua kiểm tra lâm sàng cho thấy bệnh gan ở tôm thẻ chân trắng làm gan tụy co lại, xuất hiện những vết hơi trắng và đen, vỏ mềm, vỏ thường có màu đen.
Sở dĩ tôm thẻ chân trắng mắc bệnh này có thể là do tôm được thả nuôi trong ao có thuốc bảo vệ thực vật, oxy hòa tan thấp, độ mặn cao. Trong đó giống xấu (nhiễm vi khuẩn Vibrio, có dấu hiệu bất thường về gan tụy),  khiến tôm chết sớm là nguyên nhân chính.
 Tôm thẻ mắc bệnh gan tụy
Tôm thẻ mắc bệnh gan tụy gây chết hàng loạt

>> Bài liên quan : KỸ THUẬT NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG HẠN CHẾ DỊCH BỆNH GAN TỤY

Người nuôi chưa ý thức với những khuyến cáo

Hiện nay, tuy đã được nhiều cơ quan chức năng khuyến cáo về vấn đề tôm chết hàng loạt nhưng nhiều gia đình vẫn nuôi một cách tự phát, dựa trên kinh nghiệm chứ không theo khuyến cáo của cơ quan chức năng và các nhà khoa học. Bên cạnh môi trường nuôi ngày càng ô nhiễm thì ý thức giữ gìn môi trường chung của người dân còn thấp. Quan sát tại các con mương dẫn nước vào ra đìa tôm, chúng ta dễ dàng nhận thấy, khi hộ này thải nước ra thì hộ khác lại lấy nước vào. Vì vậy, nếu bệnh ở tôm thẻ chân trắng xảy ra sẽ rất dễ bùng phát, lây lan nhanh, từ đó gây chết hàng loạt.

Chất lượng con giống kém

Chất lượng con giống cũng là điều đáng nói trong hiện tượng tôm chết hàng loạt. Hiện nay, các hộ nuôi đã có xu hướng chọn tôm giống của các công ty đã qua kiểm dịch gắt gao tuy giá con giống cao đến hơn 1 triệu đồng/1 vạn con giống, nhưng nuôi yên tâm hơn. Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ dân ham giống rẻ, trôi nổi trên thị trường, không được kiểm dịch nên chất lượng không đảm bảo, nguy cơ dịch bệnh rất cao. Đây có thể là nguyên nhân  tôm thẻ chân trắng chết hàng loạt, làm người nuôi thua lỗ nặng trong thời gian qua.
Chọn giống tôm thẻ chân trắng chất lượng
Chọn giống tôm thẻ chân trắng chất lượng để hạn chế bệnh dịch ở tôm

>> Bài liên quan : HƯỚNG DẪN ƯƠNG GIỐNG TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

Thời tiết diễn biến thất thường

Theo khuyến cao của ngành chức năng, diễn biến thời tiết thất thường cũng là một trong những nguyên nhân tôm thẻ chân trắng chết do bị giảm sức đề kháng. Khi ao đìa có tôm bị chết, người nuôi không xử lý mà lại xả ra môi trường nên dịch bệnh lây lan, thậm chí có ao đìa khi tôm nuôi bị chết lại không xử lý mà tiếp tục mua tôm giống về thả tiếp. Nguyên nhân tôm thẻ chân trắng chết nhiều khi do mùa nắng nóng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh, vi khuẩn trên tôm nuôi phát triển mạnh, đặc biệt là bệnh hoại tử gan tụy cấp tính. Do đó, việc chuẩn bị ao đìa nuôi phải được thực hiện theo đúng quy trình: tẩy dọn, diệt tạp, phơi đáy, khử trùng nền đáy.

Xử lý khi tôm thẻ chết hàng loạt

– Kiểm tra môi trường sống của tôm thể chân trắng
+ Oxy > 4mg/lit
+ pH từ 7 đến 8.5
+ Độ kiềm từ 80 đến 150
– Khử trùng nước bằng BKC hoặc Iodin nếu thấy chỉ có một số từ 5 đến 7 con tôm chết, số còn lại vẫn khỏe mạnh bình thường, ruột vẫn đầy thức ăn và không có biểu hiện của các căn bệnh như gan tụy và đốm trắng.
– Mang tôm đến các cơ sở có khả năng xét nghiệm để biết rõ nguyên nhân khiến tôm chết hàng loạt.
– Khi tôm chết hàng loạt, để tiếp tục nuôi vụ mới cần phải cải tạo lại ao hồ.
Hy vọng với bài viết này, bà con có thêm nhiều thông tin về vấn đề tôm thẻ chân trắng chết hàng loạt, để từ đó bình tĩnh, nghiên cứu ra nguyên nhân để trau dồi kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng hiệu quả
>> Bài liên quan : Phòng ngừa dịch bệnh đốm trắng ở tôm thẻ chân trắng
3/5 - (1 bình chọn)
author-avatar

About Mạnh Quân

Xin chào tôi là Mạnh Quân giám đốc Sacotec , chúng tôi đang tập trung vào mảng chăn nuôi, trồng trọt theo hướng hữu cơ sinh học, xu hướng phát triển tất yếu hiện nay. Đi kèm đó là việc phân phối cực kỳ đa dạng các sản phẩm hữu cơ trong và ngoài nước với giá tốt nhất như phân tảo bón lá, phân gà vi sinh, phân đạm cá, chế phẩm sinh học...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *