Cùng BioSacotec tìm hiểu khái niệm phân bón hữu cơ vi sinh là gì và cách phân biệt giữa phân hữu cơ vi sinh với phân hữu cơ, phân vi sinh để biết được cách lựa chọn loại phân bón đất, bón rau phù hợp, nắm rõ ưu và nhược điểm, nâng cao hiệu quả và khả năng sử dụng cho từng loại phân nhé.
Phân vi sinh là gì?
Phân vi sinh hay còn gọi là phân bón vi sinh hiện đang là loại phân bón được dùng rộng rãi trong lĩnh vực nông nghiệp 4.0. Bản chất của phân vi sinh là chế phẩm chứa những chủng vi sinh vật (VSV) đã được tuyển chọn phù hợp với những tiêu chuẩn kỹ thuật mà các vi sinh vật được sử dụng làm chế phẩm sinh học. Các chủng vi sinh vật dùng để sản xuất phân bón vi sinh: VSV hòa tan lân, VSV cố định đạm, VSV kích thích sinh trưởng cây trồng, VSV phân giải các chất hữu cơ,… Các chủng vi sinh vật này thường phải đạt mật độ theo tiêu chuẩn của cơ quan quản lý nhà nước, mật độ ≥108 CFU/mg hoặc CFU/ml.
Phân vi sinh được nhiều người sử dụng vì bảo đảm không gây ảnh hưởng xấu đến thực vật, chất lượng cây trồng, môi trường sinh thái và kể cả con người. Cơ chế của phân bón vi sinh này khá đơn giản, khi được bổ sung vào đất trồng trọt thì các vi sinh vật sẽ hoạt động và sản sinh ra các chất mà cây trồng có thể hấp thụ như N, P, K, nguyên tố vi lượng,… hoặc là các hoạt chất sinh học có khả năng phòng trừ sâu bệnh, giúp cải tạo đất nâng cao năng suất cây trồng.
Hiện nay có rất nhiều loại sản phẩm phân bón vi sinh trên thị trường, tùy thuộc vào mục đích và nhu cầu sử dụng cho từng loại cây trồng mà có thể chọn các loại sau đây:
- Phân bón vi sinh vật (PBVSV) cố định đạm: chứa chủng VSV có khả năng cố định Nito từ không khí chuyển hóa thành chất chứa Nito cho đất và cây, giúp giảm lượng phân đạm hóa học.
- PBVSV phân giải lân: chứa chủng VSV có khả năng chuyển hóa, phân giải các hợp chất lân khó tan thành dễ tan cho cây dễ dàng sử dụng, giúp nâng cao năng suất đồng thời tăng khả năng chống chịu của cây đối với thời tiết khắc nghiệt và sâu bệnh hại.
- PBVSV phân giải chất hữu cơ: chứa các chủng VSV phân giải cellulose để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, tăng độ phì nhiêu màu mỡ cho đất, cải thiện kết cấu đất từ đó giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, nâng cao năng suất và chất lượng.
- PBVSV kích thích tăng trưởng thực vật: chứa nhiều loại VSV có khả năng kích thích cây sinh trưởng tốt, tăng tổng hợp các chất và kích thích điều hòa quá trình trao đổi chất.
- PBVSV phân giải silicat: chứa các VSV có khả năng hòa tan các khoáng chất có trong đất để giải phóng Kali, Silic cho cây trồng dễ sử dụng.
Nhu cầu về phân bón vi sinh trên thị trường là rất lớn, đây là một trong những định hướng tương lai của nền nông nghiệp để giảm thiểu tác hại của việc lạm dụng phân bón hóa học.
Phân bón vi sinh rất dễ sử dụng và có nhiều ưu điểm, thông thường là trộn chung với hạt giống để gieo, ngâm rễ cây non vào dung dịch phân pha loãng hoặc bón trực tiếp vào đất. Do tác dụng của loại phân này chậm hơn nhiều so với phân hóa học nên người ta thường bón lót khi bón cho các loại cây ngắn ngày hoặc bón bổ sung sau khi thu hoạch đối với cây lâu năm. Công dụng của việc bón lót bằng phân vi sinh cho cây rau màu có thể giúp giảm đến 50% lượng phân bón hóa học sử dụng. Khi bón phân cần lưu ý đến độ ẩm của đất và hạn chế sử dụng phân bón hóa học để phân vi sinh phát huy hiệu quả tốt nhất. Người ta cũng có thể sử dụng một số phân bón vi sinh như là phân bón lá để kết hợp với phân bón qua rễ, nhằm cung cấp một số chất dinh dưỡng cho cây trồng mà phân bón qua rễ không có.
Bài liên quan : GÀ CỒ ĐỎ – NHÃN HIỆU PHÂN HỮU CƠ VI SINH ĐẦY HỨA HẸN!
Phân hữu cơ là gì?
Phân hữu cơ được hình thành từ các loại phân bắc (phân người), phân chuồng động vật và các hợp chất hữu cơ là rác thải từ sinh hoạt nhà bếp, phân xanh như cành, lá cây và than bùn. Phân hữu cơ cũng có nhiều ưu nhược điểm đối với đất và cây trồng. Ưu điểm của loại phân này là cung cấp thêm các chất hữu cơ, chất mùn và dinh dưỡng giúp tăng độ tơi xốp và màu mỡ cho đất. Tuy nhiên thường phải qua xử lý như ủ hoai mục, nếu không sẽ còn chứa nhiều kén nhộng côn trùng, nhiều bảo tử, ngủ nghỉ của nấm, xạ khuẩn, tuyến trùng hay vi khuẩn gây bệnh cho cây trồng và con người và có thể có mùi gây ô nhiễm môi trường sống xung quanh. Hiện nay phần lớn vật liệu hữu cơ là chất thải động vật được sản xuất tại chỗ nên được bán giá rẻ, tuy nhiên phải mất một số công đoạn, không tiện như sử dụng các loại phân vô cơ bù lại chứa ít nguyên tố dinh dưỡng, bón nhiều, liên tục thì đất sẽ bị hóa chua.
Phân hữu cơ vi sinh là gì?
Phân hữu cơ vi sinh là phân bón hữu cơ có chứa một hoặc nhiều chủng VSV có ích, được chế biến bằng cách phối trộn và xử lý các nguyên liệu hữu cơ sau đó lên men với các chủng vi sinh. Phân hữu cơ vi sinh có chứa chất hữu cơ trên 15% và có chứa vi sinh vật với mật độ từ ≥ 1×106 CFU/mg mỗi loại. Loại phân này không chỉ cung cấp đủ các yếu tố dinh dưỡng khoáng đa lượng, trung lượng, vi lượng cho cây trồng, hòa tan các chất vô cơ trong đất thành dưỡng chất mà còn giúp bồi dưỡng, cải tạo, nâng cao độ phì nhiêu, tăng lượng mùn trong đất làm đất tơi xốp của đất, không bị bạc màu.
Phân hữu cơ vi sinh cũng có tác động tốt đến môi trường sống của hệ VSV đất, giúp bổ sung nguồn VSV có lợi cho cây trồng như các nấm đối kháng giúp phòng trừ bệnh cho cây trồng, các VSV làm tăng khả năng trao đổi chất, tăng sức đề kháng và chống chịu bệnh hại, các vi sinh phân giải giúp phân giải những chất khó hấp thu thành chất cây trồng dễ hấp thu. Việc sử dụng loại phân bón này có ý nghĩa rất lớn trong việc giảm tác hại của hóa chất lên nông sản do lạm dụng hóa chất như phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, tăng cường bảo vệ môi trường, tiết kiệm thời gian, chi phí và hướng tới sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững.
Xem thêm : SỬ DỤNG PHÂN HỮU CƠ VI SINH GÀ ĐỂ BÓN CHO CÂY TRỒNG
Tham khảo một số sản phẩm phân bón và chế phẩm sinh học dành cho cây trồng:
Phân biệt 2 loại phân vi sinh
Đặc điểm so sánh | Phân vi sinh | Phân hữu cơ vi sinh |
Bản chất | Là chế phẩm chứa các loài vi sinh có ích | Là phân hữu cơ được xử lý bằng cách lên men với các loài vi sinh có ích |
Chất mang | Thường sử dụng mùn làm chất độn, chất mang vi sinh | Than bùn, phân chuồng, bã bùn mía, vỏ cà phê,… |
Mật số vi sinh | Từ 1.5×108 | Từ 1×106 |
Các chủng vi sinh | VSV cố định đạm, phân giải lân, phân giải cellulose | VSV cố định đạm, phân giải lân, kích thích sinh trưởng, VSV đối kháng vi khuẩn, nấm,… |
Phương pháp sử dụng | Trộn vào hạt giống Hồ rễ cây Bón trực tiếp vào đất |
Bón trực tiếp vào đất |
Cách làm phân hữu cơ vi sinh
Quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu hữu cơ: than bùn, phân bò, vỏ cà phê, bã bùn mía, các nguồn nguyên liệu hữu cơ khác.
- Bước 2: Tập kết nguyên liệu và sơ chế
- Bước 3: Ủ với VSV phân giải. Sau thời gian ủ, thu được chất nền hữu cơ.
- Bước 4: Bổ sung chế phẩm VSV theo định lượng sẵn, nếu cần thì bổ sung thêm NPK, vi lượng. Phối trộn đều.
- Bước 5: Kiểm tra chất lượng phân bón sản xuất.
- Bước 6: Đóng bao và bảo quản.
Xem thêm : TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI PHÂN BÓN HIỆN NAY TRÊN THỊ TRƯỜNG
Các chủng vi sinh vật (VSV) dùng để sản xuất phân vi sinh, phân hữu cơ vi sinh
-
Vi sinh vật cố định đạm
-
Vi sinh vật phân giải cellulose
-
Vi sinh vật phân giải lân
-
Vi sinh vật kích thích tăng trưởng (Plant Growth Promoting Rhizobacteria)
Những câu hỏi thường gặp:
Phân lân hữu cơ vi sinh là gì?
Phân hữu cơ thay thế phân chuồng được không?
Vi sinh vật cố định đạm là gì?
Hiện nay, hơn 600 loài cây mang vi sinh vật sống cộng sinh, có khả năng đồng hóa N2 thuộc nhiều họ khác nhau. (Nguồn: https://www.tapatalk.com/groups/biofood_tech/vi-sinh-v-t-c-nh-m-lan-va-ng-d-ng-t3603.html)
Đất hữu cơ là gì?
Phân hữu cơ vi sinh nào tốt?
Các loại phân hữu cơ vi sinh
- Phân gà vi sinh
- Phân bò vi sinh
- Phân dê vi sinh
- …
Phân hữu cơ vi sinh tiếng anh là gì?
Phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ là gì? Thành phần của phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ?
Thành phần của vi sinh vật phân giải chất hữu cơ:
- Chất nền: than bùn, rơm rạ, xác thực vật, phân chuồng…
- Khoáng và vi lượng
- Vi sinh vật phân giải chất hữu cơ
Phân hữu cơ gồm những loại nào?
- Phân chuồng
- Phân rác (rác thải sau khi ủ)
- Phân bắc
- Phân xanh (Các loại cây xanh vùi vào đất làm phân bón)
- Than bùn
- Khô dầu (bã các loại hạt sau khi ép lấy dầu )
Phân sinh học là gì? Phân hữu cơ sinh học là gì?
- Phân bón được sản xuất bằng công nghệ sinh học hoặc có nguồn gốc tự nhiên
- Chứa ít nhất một trong các chất có nguồn gốc sinh học sau: acid humic, acid fulvic, acid amin, vitamin hoặc các chất sinh học khác.
(Nguồn: https://www.vitest.org/dich-vu-xem/132/phan-bon-sinh-hoc-la-gi-)
Phân hữu cơ sinh học:
- Phân hữu cơ sinh học là loại phân bón có chất hữu cơ và ít nhất một chất có nguồn gốc sinh học
- Phải được chứng nhận hợp quy. (Theo quy định của Thông tư 41/2014/TT-BNNPTNT)
(Nguồn: https://www.vitest.org/dich-vu-xem/131/phan-bon-huu-co-sinh-hoc-la-gi-)
Tại sao phân hữu cơ dùng để bón lót?
- Dự trữ sẵn nguồn dinh dưỡng
- Cây nhỏ, chưa trưởng thành có thể sử dụng ngay trong thời gian dài
Bón lót bằng phân hữu cơ:
- Chất dinh dưỡng trong phân hữu cơ thường ở dạng hợp chất, rất khó tiêu, cần thời gian để phân hủy, khó thất thoát trong thời gian ngắn
- Giúp cải thiện tình trạng đất, tăng độ tơi xốp, các chủng vi sinh vật trong phân hữu cơ hoạt động trong đất giúp tăng hiệu quả sử dụng phân hóa học, giúp đất phì nhiêu, tạo nền tảng vững chắc cho cây phát triển tốt từ đầu.
Nguồn tư liệu :
https://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20081029070558AAkSQmj
http://gfc.vn/phan-biet-ky-thuat-bon-lot-va-bon-thuc-gfc.html
Phân hữu cơ khoáng là gì?
- Có chất hữu cơ được bổ sung ít nhất một chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng.
- Nguồn gốc đa dạng: động vât, nhóm thực vật, nhóm vi sinh vật, nhóm sinh vật biển và nhóm hỗ hợp.
(Theo thông tư 41/2014/TT-BNNPTNT)
Phân hữu cơ hoai mục là gì? Tại sao phân hữu cơ phải ủ cho hoai mục?
Phân chưa ủ hay còn gọi là phân tươi có nhiều chất hữu cơ khó tiêu, chứa nhiều vi sinh vật mang mầm bệnh gây hại, cây sẽ nhiễm bệnh nếu bón trực tiếp. Quá trình ủ hoai sẽ diệt bớt các vi sinh vật có hại, phân không còn mang các mầm bệnh cho cây và sức khỏe con người.
Phân hữu cơ có đặc điểm gì?
- Nguồn gốc là hữu cơ: phân chuồng, phân xanh…
- Cung cấp đa lượng, vi lượng cho cây trồng.
- Bổ sung chất hữu cơ, tăng chất mùn giúp cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu cho đất và giúp bộ rễ cây trồng phát triển mạnh.
- Tăng hiệu quả sử dụng phân hóa học.
- Hiệu quả chậm, tuy nhiên với đặc tính phân giải chậm này sẽ giúp đất được cung cấp chất dinh dưỡng tốt hơn, hạn chế được tình trạng thất thoát.
Nguồn tham khảo :
http://gfc.vn/phan-chuong-va-ky-thuat-su-dung-hieu-qua.html
http://gfc.vn/03-cac-loai-phan-chuong-pho-bien-va-cach-dung-de-tang-hieu-qua-cho-cay-trong-gfc.html
http://camnangcaytrong.com/tim-hieu-ve-phan-chuong-nd76.html
Phân biệt phân vi sinh vật cố định đạm và phân vi sinh vật chuyển hóa lân
Phân vi sinh vật phân giải lân là loại phân bón hữu cơ chứa các vi sinh vật có khả năng phân giải lân dưới dạng khó tan trong đất thành lân dễ tan để cây trồng có thể hấp thu và sử dụng được. Cơ chế của việc phân giải lân của vi sinh vật là việc hạ pH đất khi tiết ra các chất acid hữu cơ làm các cấu trúc kiên kết photphat bị phá vỡ. Một số vi sinh vật phân giải lân được sử dụng như vi khuẩn Bacillus megatherium, Bacillus subtilis, Pseudomonas,… hay một số loài nấm như Aspergillus, Penicilium spp.
Thế nào là ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón?
Phân npk là phân hữu cơ hay vô cơ? Npk hữu cơ là gì?
NPK hữu cơ là cụm từ gây tranh cãi. NPK không phải phân hóa học hay hữu cơ, NPK là thành phần trong phân bón.
Vì sao phân vi sinh vật phân giải hữu cơ nên bón trực tiếp vào đất?
Loại phân nào có tác dụng chuyển hóa lân hữu cơ thành lân vô cơ?
Chất nền vô cơ để sản xuất phân vi sinh vật là gì?
Chất nền vô cơ là chất khoáng + nguyên tố vi lượng
Tên một số loại phân vi sinh vật thường dùng?
• Phân nitragin chứa vi khuẩn nốt sần cây đậu tương.
• Phân rhidafo chứa vi khuẩn nốt sần cây lạc.
• Azotobacterin chứa vi khuẩn hút đạm tự do.
• Azozin chứa vi khuẩn hút đạm từ không khí sống trong ruộng lúa. Loại phân này có thể trộn với hạt giống lúa
Phân vi sinh vật hòa tan lân
Phân vi sinh vật kích thích tăng trưởng cây
(http://www.vacvina.org.vn/xem-tin-tuc/phan-vi-sinh-va-cac-loai-phan-vi-sinh-tren-thi-truong.html)
Azotobacter là gì
Vi khuẩn cố định đạm là nhóm vi khuẩn có khả năng chuyển hóa ni tơ không khí thành đạm cây trồng có thể hấp thu. Có ba dạng vi khuẩn cố định đạm là vi khuẩn sống tự do, cộng sinh và hội sinh. Ngoài khả năng cố định đạm, vi khuẩn còn có khả năng sinh tổng hợp các hóc môn thực vật giúp cây trồng phát triển.
Có những thương hiệu phân hữu cơ vi sinh nào?
💻Website: biosacotec.com
☎️Điện thoại: 0379 399 843 - 0888 450 606
🌎Địa chỉ: 52A đường Hùng Vương, tổ 08 khu phố La Vân, T.T Ngãi Giao, H. Châu Đức, Bà Rịa Vũng Tàu
7 thoughts on “PHÂN HỮU CƠ VI SINH LÀ GÌ ?”