Cà phê là cây có thời gian cho thu hoạch kéo dài và đem lại giá trị kinh tế cao cho nhà vườn. Vì vậy, nó được ưa chuộng trồng với quy mô lớn trên thị trường Việt Nam hiện nay. Tuy vậy, cà phê thường xuyên bị côn trùng tấn công, trong đó rệp sáp là ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Vậy để giải quyết triệt để rệp sáp hại cà phê phải làm như thế nào? Đọc ngay nội dung bên dưới để Sacotec chia sẻ những kinh nghiệm và hướng dẫn bà con biện pháp phòng trừ qua nội dung bên dưới nhé!
Quy trình chăm dưỡng có vai trò quan trọng đến năng suất cà phê
Xem thêm: KỸ THUẬT CHĂM SÓC VƯỜN CÀ PHÊ SAU THU HOẠCH MANG LẠI HIỆU QUẢ CAO
Rệp sáp hại quả cây cà phê
Nguyên nhân, tác hại
- Rệp sáp gây hại quả có rất nhiều loài, trong đó Planococcus kraunhiae Kwana là tác nhân chính. Kế đến là loài rệp hai đuôi Ferrisia virgata Cockerell.
- Đặc điểm chung về hình thái của loài này là cơ thể được bao bọc bên ngoài bằng một lớp sáp trắng, khi gạt ra sẽ thấy bên trong cơ thể màu hồng.
- Chúng gây hại bằng cách chích hút nhựa quả cà phê, làm quả non không tăng trưởng được. Trường hợp nặng hơn nữa sẽ làm rụng quả, khô héo, thậm chí làm cành khô, cây chết.
- Khi gây hại nặng thường xuất hiện lớp nấm muội đen bao phủ quả, lá và cành, làm giảm khả năng quang hợp của cây.
Bà con nên thăm vườn thường xuyên để quản lý quá trình gây hại của rệp kịp thời
Thời gian gây hại
Thời điểm rệp sáp tấn công nặng nhất là giai đoạn cây mang quả non, nhất là vào các tháng mùa khô. Các thời gian khác trong năm chúng ảnh hưởng nhẹ đến quá trình sinh trưởng và năng suất của cây cà phê.
Rệp đen hại cà phê và cách phòng trị đạt chất lượng cao
Biện pháp phòng trừ
Rệp sáp hại trái gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng và giảm năng suất hạt khi thu hoạch. Bio Sacotec sẽ hướng dẫn bà con một số cách phòng ngừa sau đây:
- Cắt tỉa cành, tạo hình cây cà phê thông thoáng.
- Làm sạch cỏ dại trong bồn, hạn chế môi trường cho chúng phát triển.
- Bảo vệ các loài thiên địch: bọ rùa đỏ (Rolodia sp.), bọ rùa nhỏ (Scymnus sp.), bọ mắt vàng (Chrysopa sp.), nhện bắt mồi và ăn thịt côn trùng…
- Thường xuyên kiểm tra vườn cây, đặc biệt vào các tháng mùa khô để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Khi mới xuất hiện với tỷ lệ cành bị hại còn thấp có thể cắt bỏ các cành bị rệp, thu gom và đưa ra ngoài vườn để tiêu hủy. Đối với vùng thường xuyên bị tấn công, sau khi thu hoạch tiến hành cắt cành và kiểm tra mật độ hại quả của chúng để tiến hành phòng trừ kịp thời.
- Khi thấy khoảng 10 % số chùm quả trên cây có rệp thì tiến hành phun thuốc. Để thuốc phát huy hết tác dụng nên dùng máy bơm cao áp xịt mạnh nước vào chùm quả có rệp để rửa trôi lớp sáp. Sau đó mới tiến hành phun thuốc kỹ vào chùm quả để thuốc ngấm vào thì triệt để được vòng đời, phòng trị sẽ tốt hơn.
- Khi phát hiện bệnh, bà con sử dụng 500ml SCT 08 pha với 400-500l nước sạch và phun đều lên những chỗ bị rệp sáp tấn công. Phun lặp lại từ 7-10 ngày để phát huy hết công dụng và diệt trừ triệt để côn trùng.
Chú ý: Kiểm tra, đánh dấu cây có rệp ở ngưỡng cần phun, phun kỹ vào các chùm quả sao cho thuốc có thể tiếp xúc được rệp. Do rệp nằm sâu bên trong cuống quả và còn được bao bọc bởi vỏ không thấm nước bên ngoài bảo vệ, tránh để chúng gây hại rễ cà phê.
SCT 08 sản xuất theo công nghệ hiện đại phòng trị triệt để tác hại rệp sáp
Xem thêm: CHU KỲ VÀ KỸ THUẬT TƯỚI NƯỚC CHO CÂY CÀ PHÊ MANG LẠI HIỆU QUẢ KINH TẾ CAO
Rệp sáp hại rễ cây
Nguyên nhân và triệu chứng bệnh
- Rệp sáp hại rễ (Planococcus lilacinus) cũng có màng sáp trắng bao bọc phía ngoài, phía trong hồng nhạt. Chúng có thân hình dày hơn rệp sáp hại quả và phồng lên như hình bán cầu.
- Loại côn trùng này chích hút rễ và thân ngầm của cây cà phê làm cây sinh trưởng kém, lá vàng, rụng, cây chết. Khi gặp điều kiện thuận lợi, rệp sáp rễ sẽ kết hợp với nấm Bornetina corium tạo thành lớp màu trắng (còn gọi là măng xông) bao quanh rễ cây làm cho rễ nhanh chóng bị hủy hoại.
- Ngoài ra, khi rệp chích hút nhựa rễ cây đã tạo ra những vết thương trên rễ, tạo điều kiện cho các nấm gây hại dễ dàng xâm nhập và gây bệnh thối rễ. Chất thải do rệp tiết ra là nguồn thức ăn của các loài kiến và kiến giúp rệp phát tán ra các cây xung quanh trên vườn.
Rệp sáp tác động lớn đến chất lượng sản xuất, vậy nên bà con cần tiến hàng xử lý nhanh tránh lây lan trong vườn
Thời gian gây hại
Rệp sáp sinh sôi quanh năm nhưng tác động mạnh nhất vào thời gian nóng ẩm chuyển từ mùa khô sang mùa mưa hoặc từ mùa mưa sang mùa khô.
Biện pháp phòng trừ
- Trước khi tiến hành gieo trồng phải chọn cây giống khỏe mạnh đạt chất lượng, không tiềm ẩn nguồn bệnh. Bên cạnh đó, sử dụng giống cây thuần chúng không lại ghép nhiều loại với nhau.
- Cắt tỉa cành, tạo hình cây cà phê thông thoáng.
- Làm sạch cỏ dại trong bồn để hạn chế sự gây hại của rệp sáp.
- Kiểm tra vườn cây thường xuyên ở phần cổ rễ ở dưới mặt đất ở độ sâu khoảng 10 cm, nhất là vùng có nguồn rệp sáp sinh trưởng mạnh.
- Khi có dấu hiệu bệnh, bà con sử dụng 500ml thuốc trừ sâu sinh học SCT 08 trị rệp sáp pha với 400-500 lít nước sạch tưới đều quanh gốc cây trong vườn. Sau đó, phun thuốc trị rệp sáp rễ lặp lại cách nhau 7-10 ngày (nếu mật độ tuyến trùng gây hại nhiều). Khi ổn định thì giãn cách số lần phun tưới.
- Các cây cà phê bị rệp gây hại nặng: rễ đã bị măng sông, cây bị vàng lá nặng thì đào bỏ, thu gom và đưa ra ngoài tiêu hủy để tránh lây lan các cây khác trong vườn.
Bên cạnh việc phòng trừ sâu bệnh hại cà phê, bà con phải bón thêm các loại phân hữu cơ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để cây phát triển xanh tốt và tăng sức chống chịu. Nông dân hạn chế tối đa sử dụng phân, thuốc hóa học vì nó có chứa nhiều hoạt chất không thân thiện với môi trường sống.
Sản phẩm phân bón hữu cơ Gà Cồ Đỏ, Gà Cồ Tím bổ sung dưỡng chất cho sự tăng trưởng của cây cafe
Xem thêm:NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA CÂY CÀ PHÊ VÀ CÁCH BỔ SUNG ĐÚNG KỸ THUẬT
Qua bài viết trên, Bio Sacotec đã tổng hợp đầy đủ thông tin về bệnh rệp sáp tấn công trên cây cà phê. Hi vọng có thể cung cấp thêm kiến thức để bà con dễ dàng nhận biết và áp dụng biện pháp phòng trừ rệp triệt để. Ngoài ra bà con có thể tham khảo thêm những bài viết có liên quan khác để chăm dưỡng tốt nhất cho cây khỏe mạnh và năng suất cao. Nếu bà con có bất kì thắc mắc nào cần tư vấn hay giải đáp hãy liên hệ với công ty qua thông tin bên dưới. Sacotec rất hân hạnh được đồng hành cùng nhà nông!
Mọi chi tiết xin liên hệ:
💻Website: biosacotec.com
☎️Điện thoại: 0379 399 843 - 0888 450 606
🌎Địa chỉ: 52A đường Hùng Vương, tổ 08 khu phố La Vân, T.T Ngãi Giao, H. Châu Đức, Bà Rịa Vũng Tàu