Vi sinh xử lý nước thải là gì , đó chính là quần thể vi sinh vật được phân lập, nuôi cấy và bảo quản để sử dụng cho mục đích xử lý nước thải, đặc biệt là nước thải sinh học.
Vi sinh xử lý nước thải là gì?
- Vi sinh xử lý nước thải là quần thể vi sinh vật được phân lập, nuôi cấy và bảo quản để sử dụng cho mục đích xử lý nước thải, đặc biệt là nước thải sinh học. Với mỗi loại nước thải khác nhau chúng ta sẽ sử dụng các chủng vi sinh vật khác nhau để xử lý. Với mỗi môi trường nước thải chúng ta sẽ có những quy trình nuôi cấy và sử dụng vi sinh vật khác nhau.
- Điều kiện thích nghi của các vi sinh vật.
+ Các chất dinh dưỡng: Nito và phốt pho là những nguyên tố chủ yếu cần thiết cho vi sinh vật phát triển. Tỉ lệ chất hữu cơ và Nito phốt pho trong xử lý sinh học thường là 100:5:1.
+ Hàm lượng chất hữu cơ có trong nước thải.
+ Nồng độ và lưu lượng oxy cung cấp. Nếu cung cấp oxy nhiều quá trình gọi là xử lý hiếu khí, vừa vừa là xử lý thiếu khí, còn nếu không cung cấp oxy thì quá trình đó gọi là xử lý kị khí.
+ Nhiệt độ nước thải. Đa số vi sinh vật thích nghi với nhiệt độ nước thải từ 25-37 độ C.
+ Nồng độ pH của nước thải. pH tối ưu của vi sinh vật là 6,5-7,5
Quy trình nuôi cấy vi sinh vật xử lý nước thải
Đối với việc xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học thì quá trình nuôi cấy vi sinh là quan trọng nhất. Khả năng thích ứng và phát triển của vi sinh vật quyết định đến hiệu suất xử lý nước thải. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
- Đối với hệ thống mới khởi động hoàn toàn và hệ thống cải tạo phải nuôi cấy lấy ban đầu.
Liều lượng chế phẩm vi sinh xử lý nước thải cho vào hệ thống được tính theo công thức sau: A=(m x V)/1000.
Trong đó :
A : là khối lượng vi sinh vật dùng để nuôi cấy trong 1 ngày ( lít/ngày)
M: 50 – 100ml( liều lượng vi sinh vật xử lý nước thải cần thiết dựa theo nồng độ ô nhiễm của nước thải và thường là 70ml
V: Thể tích nước thải có trong công trình sinh học ( hiếu khí hay yếm khí)
Các bước để nuôi cấy vi sinh cho hệ thống mới:
Ngày 1: dẫn nước thải vào bể sinh học, chỉ cho 1/3 bể thôi và sục khí, thêm 1/3 bể là nước sạch. Mục đích của việc này là giảm nồng độ ô nhiễm có trong nước thải. Cho chế phẩm sinh học như đã tính theo công thức trên vào bên. Tỉ lệ giữa BOD:N:P = 100:5:1. Nếu thiếu N và P thì chúng ta bổ sung Ure và DAP. Sau đó sục khí liên tục để đảm bảo nồng độ oxy có trong nước thải để vi sinh vật phát triển.
Ngày 2: Dẫn 1/3 lượng nước và bể lắng, và tiếp tục cho thêm 1/3 bể nước thải vào. Sau đó châm thêm 1/3 lượng vi sinh vật ban đầu.
Ngày 3: Lặp lại như ngày thứ 2. Nhớ quan sát lượng bùn vi sinh xử lý nước thải.
Các ngày tiếp theo: lặp lại các bước như ngày thứ 2 trong 10 ngày tiếp theo. Chúng ta quan sát chất lượng bùn vi sinh xử lý nước thải, nếu bùn lắng tốt thì quá trình nuôi cấy đạt yêu cầu. Còn ngược lại thì tiếp tục nuôi cấy đến khi đạt yêu cầu.
Sau khi quá trình nuôi cấy kết thúc, thì lúc này chúng ta đưa nước thải vào xử lý.
Lưu ý: để quá trình nuôi cấy đạt hiệu quả cao cũng như tăng hiệu quả cho công trình xử lý sinh học, ta bổ sung thêm vào bể sinh học các giá thể để tăng độ dính bám cho vi sinh vật và giảm lượng vi sinh trôi theo dòng nước ra ngoài. Ngoài ra lượng bùn đi ra từ bể sinh học vào bể bùn chúng ta cũng tuần hoàn lại để tăng lượng bùn vi sinh vật xử lý nước thải.
Đối với việc duy trì hệ thống sinh học
Bổ sung chế phẩm sinh học với liều lượng 100ml/ngày hoặc tùy theo nồng độ BOD hoặc COD của nước thải. Lượng vi sinh bổ sung sẽ được tính theo lưu lượng nước thải/ngày để bổ sung một lượng vi sinh thất thoát.
Tính theo công thức sau: A=(mxQ)/1000
Trong đó:
A là khối lượng chế phẩm vi sinh bổ sung theo ngày
M = 10ml
Q là lưu lượng nước thải đầu vào
Xem chi tiết tại: KỸ THUẬT NUÔI CẤY VI SINH TRONG NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
Ứng dụng của vi sinh trong xử lý nước thải.
Hiện nay công nghệ vi sinh vật được áp dụng rộng rãi trong quá trình xử lý nước thải. Đặc biệt là loại nước thải có hàm lượng chất hữu cơ và nito là chủ yếu như nước thải sinh hoạt, nước thải cao su, nước thải thủy sản…..
Sacotec sẽ đưa ra tính chất nước thải của các công trình này cho các bạn tham khảo nhé!
+ Nước thải sinh hoạt:
– Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh.
– Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: cặn bã nhà bếp, các chất rửa trôi, kể cả làm vệ sinh sàn nhà.
Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, ngoài ra còn có cả các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm. Chất hữu cơ chưa trong nước thải bao gồm các hợp chất như protein( 40 – 50 %); hydrat cacbon (40 – 50 %). Nồng độ chất hữu cơ trongnước thải sinh hoạt dao động trong khoảng 150 – 450 mg/l theo trọng lượng khô. Có khoảng 20 – 40 % chất hữu cơ khó bị phân hủy sinh học. Ở những khu dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh thấp kém, nước thải sinh hoạt không được xử lý hợp vệ sinh là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Đặc tính chung của nước thải sinh hoạt thường bị ô nhiễm bởi các chất cặn bã hữu cơ, các chất hữu cơ hòa tan ( thông qua các chỉ tiêu BOD5/COD ) , các chất dinh dưỡng (Ni tơ, phospho ),các vi trùng gây bệnh (E.coli, coliform…).
Mức độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt phụ thuộc vào: Lưu lượng nước thải; tải trọng chất bẩn theo đầu người.
Tải trọng chất bẩn của nước thải sinh hoạt tính theo đầu người phụ thuộc vào: Mức sống, điều kiện sống, tập quán sống và các điều kiện địa phương.
Tính chất nước thải đầu vào của nước thải sinh hoạt được thể hiện qua bảng với các thông số chính như sau:
+ Nước thải thủy sản:
Nồng độ các chất nito phốt pho cao cũng gây tác động xấu đến môi trường.Tính chất nước thải đầu vào của nước thải thủy hai sản được thể hiện qua bảng với các thông số chính như sau:
Như vậy chúng ta đã biết các ứng dụng và vai trò qua trọng của việc sử dụng vi sinh vật trong quá trình xử lý nước thải. Sau đây chúng tôi sẽ đưa ra cho các bạn một số chế phẩm vi sinh để đáp ứng nhu cầu này nhé!
>> Xem thêm Ứng dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi heo
>> Xem thêm [Hôi ký] Xử lý mùi hôi chăn nuôi heo quy mô 600 con ở Huyện Dầu Tiếng – Bình Dương
Mua vi sinh xử lý nước thải ở đâu?
Hiện tại công ty Sacotec chúng tôi đã nghiên cứu và cho ra các sản phẩm, chế phẩm sinh học đáp ứng được tất cả các nhu cầu trên của các bạn. Giá của các loại chế phẩm vi sinh vật xử lý nước thải của chúng tôi vô cùng hấp dẫn. Các bạn tham khảo nhé!
-
Chế phẩm gốc EM Wat-1:
+ Chế phẩm này là hỗn hợp các chủng loại vi sinh vật hữu ích được nhập khẩu từ Mỹ có công dụng tăng hiệu quả xử lý nước thải, khử mùi hôi, chuyên sử dụng cho các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp, đặc biệt la nước thải chứa hàm lượng nito cao.
+ Chế phẩm có 2 quy cách đóng gói là: can 20 lít và chai 1 lít. Phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng.
Xem chi tiết: Chế Phẩm Gốc EM Wat-1
-
Chế phẩm gốc EM Septic-1:
+ Chế phẩm là hỗn hợp các chủng vi sinh vật được nhập khẩu từ Nhật và Mỹ có tác dụng nâng cao hiệu quả xử lý chất thải, nước thải, khử mùi hôi cho bể phốt, hâm ga của gia đình và khu dân cư.
+ Chế phẩm có quy cách đóng gói la chai 1 lít
Xem chi tiết : Chế Phẩm Sinh Học Septic-1
-
Chế phẩm sinh học Prozym:
+ Chế phẩm Prozym là hỗn hợp đậm đặc các loại enzyme hoạt lực cao nhập khẩu trực tiếp từ Hà Lan. Có công dụng khử mùi hôi hiệu quả, nhanh tức thời và ngăn sự phát sinh mùi hôi kéo dài cho bãi rác và chuồng trại chăn nuôi.
+ Chế phẩm có quy cách đóng gói là gói 0.5kg.
Tùy từng loại nước thải và tùy lưu lượng nước thải mà ta chọn các loại vi sinh xử lý nước thải cho phù hợp, ngoài ra chúng ta cũng cần kiểm soát các điều kiện để quá trình xử lý chất thải cho phù hợp. Hy vọng các sản phẩm mà chúng tôi giới thiệu sẽ đáp ứng được nhu cầu của các bạn. Xin chân thành cảm ơn !
💻Website: biosacotec.com
☎️Điện thoại: 0379 399 843 - 0888 450 606
🌎Địa chỉ: 52A đường Hùng Vương, tổ 08 khu phố La Vân, T.T Ngãi Giao, H. Châu Đức, Bà Rịa Vũng Tàu