Một trong những tình trạng đáng lo ngại hiện nay của nhà nông chính là bệnh cháy lá chết đọt sầu riêng thường xuất hiện ở giai đoạn vườn ươm, trên cây con lẫn cây trưởng thành. Biểu hiện của bệnh này khá ít nhưng ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng cây trồng. Nhiều bà con lo lắng vì không nhận dạng được bệnh để tìm cách xử lý kịp thời, hạn chế tối đa tác hại của chúng. Nắm bắt được những khó khăn đó, Biosacotec hướng dẫn bà con một số kinh nghiệm phòng ngừa triệt để bệnh hại qua nội dung bên dưới nhé!
Xem thêm: CÁC LOẠI BỆNH TRÊN CÂY SẦU RIÊNG THƯỜNG GẶP – HIỂU BIẾT ĐỂ PHÒNG TRỊ
NGUYÊN NHÂN CHÁY LÁ CHẾT ĐỌT TRÊN CÂY SẦU RIÊNG
Sầu riêng bị cháy lá khô đọt là do nấm Rhizoctonia solani gây ra. Chúng gây hại từ giai đoạn mới trồng đến khi trưởng thành, làm cây bị khô đọt, không hấp thụ được chất dinh dưỡng và kém tăng trưởng.
Loại nấm bệnh này có thể lan rộng trong vườn nếu không tiêu diệt kịp thời sẽ gây ra nhiều tác hại lên các loại cây trồng khác, giảm năng suất mùa vụ, trái không đạt chất lượng.
Ngoài ra, còn có các tác nhân khác từ môi trường như:
- Vườn sầu không đảm bảo được hệ thống thoát nước hợp lý, vào mùa mưa nhiều gây ngập úng khiến rễ bị úng, mất khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ đó làm cây không sinh trưởng mạnh.
- Không thường xuyên dọn cỏ dại mọc xung quanh vườn cây, đây là trung gian dẫn đến nhiều loài côn trùng, rầy xanh, nấm bệnh phát triển gây hại đến cây nhanh chóng. Ngoài ra, chúng còn cạnh tranh dưỡng chất với cây sầu riêng.
- Bón phân không cân đối, quá liều lượng hoặc do bón phân không đúng cách, sử dụng phân bón kém chất lượng.
Xem thêm bài: CÂY SẦU RIÊNG BỊ ĐỐM VÀ VÀNG LÁ DO NẤM – XIN ĐỪNG CHỦ QUAN
ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH BỆNH
Bệnh sinh sôi mạnh trong điều kiện thời tiết mưa nhiều, độ ẩm cao, thiếu ánh sáng. Trong vườn nếu xuất hiện sầu riêng bị cháy lá chết ngọn thì sau thời gian ngắn mầm bệnh sẽ lây truyền sang những cây khác. Ngoài ra, bệnh này còn được truyền qua gió, không khí, nguồn nước tưới và mưa nên bà con đặc biệt quan tâm và quản lý vườn canh tác.
TRIỆU CHỨNG, BIỂU HIỆN CỦA BỆNH TRÊN SẦU RIÊNG
Cây khi bị nhiễm bệnh thường có các dấu hiệu khá mờ nhạt, bà con ít ai nhận ra và thường nghĩ là cây chỉ bị thiếu chất hoặc do các loài côn trùng gây hại hút chích nên thường chủ quan. Tuy nhiên, để lâu dài cây sẽ chuyển biến nặng, khó chữa trị và phát tán sang các cây khác trong vườn. Vì vậy, bà con cần phải quan tâm, chăm sóc vườn, nếu có bất kỳ dấu hiệu xấu nào cần phải tìm hiểu nguyên nhân để nhanh chóng chữa trị dứt điểm.
Bà con cần thăm thường xuyên, nhất là vườm ươm để có biện pháp xử lý bệnh nhanh và kịp thời
Các biểu hiện thường gặp giúp bà con nhận biết bệnh gây hại trên cây sầu riêng sau đây:
- Phần non của lá bị tấn công, xuất hiện những vết bệnh nhỏ, bỏng nước và lá có màu xanh đậm hơn.
- Các vết bệnh xuất hiện từng lõm trên lá ở nhiều vị trí khác nhau sau đó bắt đầu liên kết lại trên bề mặt lá rồi lan dần ra toàn bộ lá.
- Bệnh có dấu hiệu trầm trọng khi lá xuất hiện mảng đốm khô sáng bên trong và ngoài viền lá có màu nâu tối.
- Cây con khi bị bệnh nặng sẽ rụng hết lá khiến cành trơ trụi, giảm khả năng quang hợp. Bên cạnh đó, đọt không hấp thụ được dưỡng chất cần thiết sẽ bị thối đen và rụng.
- Đối với cây trưởng thành có dấu hiệu bệnh rõ hơn, nấm bệnh thường thích trú ngụ và sinh sôi trên những cành có nhiều lá. Sau đó chúng liên kết lại với nhau tạo thành một chùm như tổ kiến sau một thời gian cành của cây bị nhỏ lại và rụng lá.
Xem thêm: BỆNH NỨT THÂN – XÌ MỦ TRÊN CÂY SẦU RIÊNG VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ
CÁCH PHÒNG TRỪ HIỆU QUẢ
- Khi thấy cây có dấu hiệu bệnh, bắt đầu cắt bỏ ngay đem đi tiêu hủy tránh lây lan trong vườn. Phun thuốc sinh học như tinh chất Nano Cu, Eco Killer, Phytopin Gold để tẩy sạch các nấm bệnh tàn dư trong đất.
- Dọn sạch các cỏ dại mọc xung quanh vườn thông thoáng, đảm bảo mật độ vừa phải giữa các cây tránh trường hợp trồng sát nhau dễ lây lan bệnh.
- Cắt tỉa tạo tán cây thoáng mát, rộng rãi, độ ẩm vừa đủ để cây có thể nhận được ánh sáng tốt nhất.
- Đảm bảo cung cấp lượng nước vừa đủ, thiết kế hệ thống thoát nước tốt tránh tình trạng ngập úng làm cây thiếu chất dinh dưỡng do rễ bị thối.
- Sử dụng các loại phân bón gà hữu cơ như, Gà Cồ Tím, Gà Cồ Đỏ,.. để bổ sung nguồn dưỡng chất hữu cơ cho cây, cải thiện độ phì nhiêu làm đất tơi xốp, đảm bảo liều lượng hợp lý, cân đối, hạn chế sử dụng các loại phân bón hóa học.
Kích thích sầu riêng ra đọt mới, nhất là ở những cây con giúp tăng năng suất sầu riêng
Qua bài viết trên, Bio Sacotec đã cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết về bệnh chết ngọn trên cây sầu riêng. Hi vọng bà con sớm nhận biết và áp dụng phương pháp phòng trị bệnh chất lượng. Bên cạnh đó, bà con có thể tham khảo thêm các nguồn tài liệu liên quan để chăm dưỡng tốt nhất cho cây sầu riêng. Nếu bà con còn thắc mắc hay cần tư vấn hãy liên hệ ngay với Biosacotec để được hỗ trợ nhé!
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
💻Website: biosacotec.com
☎️Điện thoại: 0379 399 843 - 0888 450 606
🌎Địa chỉ: 52A đường Hùng Vương, tổ 08 khu phố La Vân, T.T Ngãi Giao, H. Châu Đức, Bà Rịa Vũng Tàu