Nuôi Tôm Thẻ

BÍ QUYẾT NUÔI TÔM THẺ THÀNH CÔNG BẰNG VI SINH VẬT HỮU HIỆU

nuôi tôm thẻ bằng vi sinh

Vi sinh vật hữu hiệu ảnh hưởng thế nào đến môi trường sống của tôm thẻ? Quy trình nuôi tôm thẻ bằng vi sinh vật hữu hiệu như thế nào?

BÍ QUYẾT NUÔI TÔM THẺ BẰNG VI SINH ĐỂ THÀNH CÔNG

Tôi là Mạnh Quân, chuyên viên tư vấn vi sinh của công ty SACOTEC, như thường lệ, hôm nay tôi sẽ viết một bài dành tặng cho các cô, chú, anh, chị đã, đang và sẽ có ý định lập nghiệp bằng nghề nuôi tôm thẻ. Trong bài viết này, tôi sẽ chú trọng nhấn mạnh tầm quan trọng của vi sinh vật hữu hiệu (gọi tắt là EM) đối với môi trường sống của tôm thẻ để bà con có thể áp dụng việcnuôi tôm thẻ bằng vi sinh vật hữu hiệu để đạt được thành công tốt nhất.Vi sinh vật hữu hiệu, hay được viết tắt là EM, là một nhóm vi sinh vật có lợi cho tất cả hoạt động sống của chúng ta. Chúng có một vai trò cực kỳ quan trọng mà nếu muốn nói hết được tầm quan trọng của chúng sẽ phải tốn rất nhiều giấy mực, giải thích một cách ngắn gọn dễ hiểu nhất đó là mọi hoạt động sống của tất cả các sinh vật trên trái đất này bao gồm cả con người, đều hoạt động dựa trên tác động của vi sinh vật tự nhiên có ích, nếu vì một lý do nào đó mà các vi sinh vật này chết đi hoặc không thể hoạt động được, thì sự sống trên trái đất lập tức ngừng lại.

Ở bất kỳ hình thức sự sống nào, thì môi trường sống luôn là yếu tố quan trọng nhất để quyết định các sinh vật bên trong môi trường đó có sinh trưởng phát triển tốt hay không, đối với tôm thẻ, môi trường sống là môi trường nước ao nuôi, việc xử lý tốt môi trường nước ao nuôi sẽ quyết định thành công cho toàn bộ vụ nuôi, và đó là chân lý bất di bất dịch mà bà con phải ghi nhớ nếu muốn đầu tư nuôi tôm thẻ.
>> Bài liên quan : KINH NGHIỆM NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG HIỆU QUẢ

nuôi tôm thẻ bằng vi sinh
Nhiều người khi nuôi tôm thẻ đã không chú trọng đến yếu tố này, xử lý nước sơ sài, chọn nguồn nước không đạt yêu cầu, không áp dụng vi sinh vật hữu hiệu – EM trong quá trình nuôi tôm thẻ bằng vi sinh, làm cho nguồn nước bị ô nhiễm, tôm kém phát triển, dịch bệnh phát sinh nhiều, dẫn tới thất bại trong quá trình nuôi. Tôm thẻ là một sinh vật vô vùng nhạy cảm, một chút thay đổi của môi trường sống thôi cũng đã đủ ảnh hưởng đến sự phát triển của đàn tôm. Chính vì vậy cần phải áp dụng quy trình cũng như các kỹ thuật nuôi tôm thẻ bằng vi sinh để đạt được chất lượng và số lượng như mong muốn.
Vậy vi sinh vật hữu hiệu – EM có tác dụng như thế nào đến môi trường sống của tôm thẻ? Nên sử dụng những nhóm vi sinh vật hữu hiệu – EM nào cho việc nuôi tôm thẻ? Cách sử dụng vi sinh vật hữu hiệu EM như thế nào là hiệu quả nhất? Quy trình nuôi tôm thẻ bằng vi sinh vật hữu hiệu ra sao ?
xử lý ao tôm trước khi nuôi 1

Vậy vi sinh vật hữu hiệu – EM có tác dụng như thế nào đến môi trường sống của tôm thẻ?

Nguồn nước, là môi trường sống của tôm thẻ, việc xử lý nguồn nước tốt là bao gồm cả việc chọn nơi nuôi tôm có nguồn nước không bị ô nhiễm, đạt yêu cầu cả về chất lượng và số lượng nguồn nước, diệt tạp, khử trùng nước ao, tạo màu mước, ổn định PH, độ mặn, tạo môi trường vi sinh giàu chất dinh dưỡng ngay từ đầu vụ nuôi. Tôi chia những công việc này thành hai nhóm công việc: xử lý hóa lý và xử lý sinh học.

– Việc xử lý hóa lý cho nguồn nước có tác dụng tạo cho tôm thẻ có một môi trường sống trong lành, không có các vi sinh, ký sinh trùng và sinh vật có hại như tôm tép, tạp chất, các loại tảo gây hại. Nếu không loại bỏ những thành phần này, khi thả tôm giống xuống, sẽ làm cho tôm yếu và dễ chết, các ký sinh và sinh vật có hại sẽ cạnh tranh dinh dưỡng với tôm non và sẽ biến tôm non thành con mồi của chúng, lưu ý là chỉ nên xử lý hóa lý trong ao lắng, không nên xử lý trong ao nuôi, vì dư lượng chất khử trùng và thuốc diệt tạp nếu không kiểm soát tốt sẽ ảnh hưởng tới tôm non. Về vấn đề này, tôi sẽ chia sẻ chi tiết trong bài viết sau.
>> Bài liên quan : MÀU NƯỚC NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG VÀ CÁCH QUẢN LÝ MÀU NƯỚC TỐT CHO TÔM

z799949313964 e5eb5b3e59a18eef5d8e7824b49083d7 1

– Xử lý sinh học cho ao nuôi là việc chúng ta tạo môi trường vi sinh vật giàu dinh dưỡng có lợi ngay từ đầu cho ao nuôi, sau khi xử lý hóa lý trong ao lắng xong.Nước trong ao lắng sẽ được bơm qua lọc vải vào ao nuôi để đảm bảo không có tạp chất hay sinh vật có hại. Chú ý đo dư lượng chất khử trùng và diệt tạp, bật quạt nước chạy liên tục trong 3 ngày để làm giảm lưu lượng hóa chất ở ao nuôi, đồng thời gia tăng lượng oxi hòa tan trong nước. Sau đó sử dụng các chế phẩm sinh học chuyên dụng cho thủy sản để đánh xuống ao. Việc sử dụng vi sinh vật hữu hiệu – EM trong ao nuôi có tác dụng như là tạo môi trường dinh dưỡng cho ao nuôi, tạo những sinh vật phù du có ích, giúp tôm non có thể tiêu hóa được tốt, đẩy nhanh quá trình phát triển của tôm non trong gia đoạn đầu vụ nuôi.

Ngoài ra, áp dụng vi sinh vật hữu hiệu- EM vào việc nuôi tôm thẻ còn có tác dụng quan trọng trong việc ổn định màu nước, PH, phân giải lượng thức ăn thừa và phân tôm, góp phần phân giải các chất khí độc như NH3 , H2S trong ao nuôi. Lưu ý trong quá trình nuôi, thức ăn thừa và phân tôm là hai yếu tố chính gây nên hiện tượng sinh khí độc làm tôm có hiện tượng xỉu và sốc, bà con nên kiểm soát lượng thức ăn phù hợp và linh hoạt xử lý nước ao bằng vi sinh vật hữu hiệu với mật độ đánh phù hợp tùy theo mật độ nuôi và kích thước tôm.
>> Bài liên quan : CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

Sử dụng vi sinh vật hữu hiệu- EM thường xuyên còn có các dụng:

+Nâng cao sức khỏe, đề kháng của tôm
+ Giảm thiểu ô nhiểm môi trường ao nuôi và xung quanh do nuôi trồng thủy sản gây nên, góp phần tạo nền tản bền vững trong chăn nuôi thủy sản.
+Cạnh tranh mạnh mẽ chất dinh dưỡng, năng lượng và giá thể với các loài vi khuẩn có hại khác và tảo độc.
+ Hạn chế vi khuẩn có hại trong đường ruột và giúp chuyển hoá hiệu quả thức ăn.
+ Tiết ra một số chất kháng sinh, enzyme để kìm hãm hay tiêu diệt mầm bệnh.
+ Giảm Nitrite, Nitrate, giảm mùi hôi của các khí độc, kiểm soát hiệu quả sự kết váng trên bề mặt và bùn đáy ao, tạo môi trường ổn định. Hàm lượng khí độc NH3 < 0,01mg/lít, NH4+ <0,2 mg/lít
Hiệu quả:
+Tôm phát triển nhanh, năng suất tôm lên đến 20 tấn/ha.
+ Kích cỡ tôm sau 75 ngày nuôi đạt: 65 con/kg (15,4 gram/con)>> Bài liên quan : BETA GLUCAN TƯỞNG LẠ MÀ QUEN
Nên sử dụng những nhóm vi sinh vật hữu hiệu – EM nào cho việc nuôi tôm thẻ?
Hai thành phần chính của men vi sinh là vi khuẩn, nấm men có lợi và các chất dinh dưỡng để nuôi vi khuẩn. Vi khuẩn và nấm men có lợi được phân lập từ nhiều nguồn khác nhau. Chúng gồm các loài như:
+Nấm men Saccharomyces sp .: 10 9 cfu/ml
+Vi khuẩn:
Lactobacillus sp .: 10 9 cfu/ml
Bacillus sp .: 10 9 cfu/ml
Rhodopseudomonas sp .: 10 9 cfu/ml
Nitrobacter sp .: 10 8 cfu/ml
Nitrosomonas sp .: 10 8 cfu/ml
Bà con lưu ý mật độ vi sinh phải từ 10 cfu/ ml trở lên mới đạt yêu cầu
Chất dinh dưỡng là các loại như mật rỉ đường, muối canxi, muối magiê…
Nếu chia theo từng nhóm sinh vật thì các vi sinh vật hữu hiệu thường được dùng trong nuôi tôm thẻ được chia thành các nhóm như sau:
– Nhóm 1: gồm những vi sinh vật sống như vi khuẩn thuộc nhóm BacillusLactobacillus , nấm men Saccharomyces,…. người ta thường dùng trộn vào thức ăn, kích thích miễn dịch của cơ thể vật chủ, có khả năng dung giải trực tiếp một số vi khuẩn gây bệnh như: Proteus, Staphylococus, E.coli, giúp tôm hạn phòng chống các bệnh về đường ruột.
– Nhóm 2: gồm các vi sinh vật có tính đối kháng hoặc cạnh tranh thức ăn với vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn Bacillus licheniformis, Bacillus sp,… được dùng cải thiện nền đáy ao nuôi, trung hòa độc tố, cạnh tranh với mầm gây bệnh, đổi chuyển hóa của vi sinh vật, kích thích miễn dịch của cơ thể vật chủ.
– Nhóm 3: gồm các vi sinh vật cải thiện chất lượng môi trường như vi khuẩn Nitrosomonas, Nitrobacter, Actinomyces, Bacillus, Rhodobacter sp, Rhodospirillum, Rhodopseudomonas viridis,… dùng xử lý nước ao và nền đáy, xử lý khí độc NH3 , NO2 và đặc biệt là hấp thụ và kiểm soát được khí H2S bởi chủng vi sinh vật Rhodopseudomona s, hiện nay trên thị trường rất ít sản phẩm có chủng này, bà con lưu ý sản phẩm không có chủng này không thể xử lý được khí H2S – nguyên nhân gây ra hiện tượng tôm chết hàng loạt.
>> Bài liên quan : SỬ DỤNG VI KHUẨN BACILLUS TRONG CHĂN NUÔI THỦY SẢN
Cách sử dụng, quy trình nuôi tôm thẻ bằng vi sinh vật hữu hiệu EM như thế nào là hiệu quả nhất?
Bà con lưu ý: Không được sử dụng men vi sinh cùng với các loại hoá chất có tính diệt khuẩn như BKC, thuốc tím, Chlorine, i-ốt, kháng sinh. Đồng thời, không được sử dụng men vi sinh khi các chất trên đang hiện diện trong môi trường nước để nuôi tôm thẻ hay trong thân tôm.
– Trước khi bón men vi sinh cần cải thiện môi trường ao nuôi bằng các biện pháp như thay nước, bón vôi nâng pH lên 7,5 – 8,5, bón vôi + Dolomite + Khoáng nâng cao độ kiềm.Tóm tắt quy trình nuôi tôm thẻ bằng vi sinh:
+ Trước khi thả giống 2 – 3 ngày: sử dụng vi sinh với liều dùng gấp đôi so với hướng dẫn của nhà sản xuất.
+ Tháng thứ nhất: định kỳ 5 ngày đánh 1 lần, với liều dùng của nhà sản xuất.
+ Tháng thứ hai: định kỳ 4 ngày đánh 1 lần, với liều dùng của nhà sản xuất.
+ Tháng thứ ba trở đi: định kỳ đánh 3 ngày 1 lần, với liều dùng của nhà sản xuất.Với việc kết hợp các chủng vi sinh vật hữu hiệu – EM vào nuôi tôm thẻ, bà con sẽ nâng cao được năng suất nuôi, giảm và đề phòng được các dịch bệnh, tạo môi trường bền vững cho ao nuôi cũng như môi trường xung quanh vùng nuôi tôm. Vi sinh vật hữu hiệu – EM là các chủng vi sinh vật có lợi có sẵn trong tự nhiên, tuy nhiên, ví nhiều lý do, các chủng vi sinh vật này không phát triển được mà lý do chủ yếu là do con người sử dụng quá nhiều hóa chất, phá hoại điều kiện sống của chúng, điều này không gây ảnh hưởng ngay, nhưng về lâu về dài sẽ có tác hại vô cùng nghiêm trọng mà hậu quả thì chúng ta đang nhìn thấy, đất đai bạc màu do sử dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc hóa học, những vùng nuôi tôm thì ô nhiễm, chu kỳ 5- 10 năm là không thể nuôi được do mức độ ô nhiễm nghiêm trọng, điển hình như Nha Trang và một số khu vực miền Tây. Nếu không thay đổi cách canh tác, trong tương lai chúng ta sẽ chẳng thể trồng được cây gì và nuôi được con gì nữa.Hi vọng bài viết này ít nhiều sẽ đem lại cho bà con cái nhìn tích cực hơn về tầm quan trọng của việc áp dụng công nghệ sinh học nói chung và kỹ thuật nuôi tôm thẻ bằng vi sinh vật hữu hiệu nói riêng vào canh tác nông lâm nghiệp, đặc biệt là việc nuôi tôm thẻ.
Trân trọng cám ơn bà con.
>> Bài liên quan : NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG VỤ ĐÔNG ĐÚNG KỸ THUẬT
map biosacotec
PHÂN BÓN HỮU CƠ BIOSACOTEC
Thuộc sở hữu của Công ty CPĐT CÔNG NGHỆ SẠCH SACOTEC, chúng tôi sẽ trả lời bất kỳ thắc mắc cũng như phàn nàn của khách hàng về sản phẩm - dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.
HỒ CHÍ MINH

💻Website: biosacotec.com
☎️Điện thoại: 0379 399 843 - 0888 450 606
🌎Địa chỉ: 52A đường Hùng Vương, tổ 08 khu phố La Vân, T.T Ngãi Giao, H. Châu Đức, Bà Rịa Vũng Tàu

0379 399 843
Rate this post
author-avatar

About Mạnh Quân

Xin chào tôi là Mạnh Quân giám đốc Sacotec , chúng tôi đang tập trung vào mảng chăn nuôi, trồng trọt theo hướng hữu cơ sinh học, xu hướng phát triển tất yếu hiện nay. Đi kèm đó là việc phân phối cực kỳ đa dạng các sản phẩm hữu cơ trong và ngoài nước với giá tốt nhất như phân tảo bón lá, phân gà vi sinh, phân đạm cá, chế phẩm sinh học...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *