Nuôi Tôm Thẻ

NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG VỤ ĐÔNG ĐÚNG KỸ THUẬT

NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG VỤ ĐÔNG

Nuôi tôm thẻ chân trắng vụ đông nếu như thành công sẽ mang lại lợi nhuận gấp 2-3 lần vụ thường cho bà con nông dân. Bởi vì đặc tính vụ đông khiến tôm khó sinh trưởng hơn và ít hộ nuôi hơn.

Tôm thẻ chân trắng là loài tôm dễ nuôi và mang lại hiệu quả kinh tế cao, chính vì thế bà con nông dân lựa chọn khởi nghiệp bằng nghề nuôi tôm thẻ ngày càng nhiều. Tuy nhiên khi nuôi, bà con cần phải hiểu rõ về các đặc điểm của tôm thẻ chân trắng cũng như hiểu về kỹ thuật nuôi để không gặp phải các rủi ro. Bài viết này BIOSACOTEC xin đề cập đến kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng vụ đông cho bà con tham khảo, hy vọng có thể giúp ích được bà con khi nuôi tôm trong tiết trời lạnh này.
NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG VỤ ĐÔNG
Nuôi tôm thẻ chân trắng vụ đông cần lưu ý điều gì?

Những rủi ro thường gặp khi nuôi tôm vụ đông

Trước hết, phải khẳng định, nuôi tôm vụ đông thành công sẽ mang lại giá trị rất lớn về kinh tế. Bởi lẽ, đây là vụ nuôi khó, tính rủi ro cao do thời tiết, dịch bệnh, ít người nuôi nên giá bán cao gấp 2-3 lần nuôi chính vụ. Tuy nhiên, nuôi tôm vụ đông phải đối mặt với nhiều yếu tố bất lợi do nhiệt độ thấp, người nuôi phải đầu tư cao hơn để ổn định nhiệt độ, thời gian nuôi dài (4-5 tháng), quản lý môi trường khó khăn hơn.
Trong thời gian từ nay đến cuối năm, biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn, không thích hợp với điều kiện phát triển của tôm. Ngược lại, đây lại là điều kiện thích hợp cho bệnh ở tôm thẻ chân trắng phát triển, đặc biệt là bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy… Vì thế, không phải diện tích nào cũng nuôi được, chỉ có những vùng nuôi tôm trên cát, vùng cao triều.
Tôm rất dễ mắc bệnh khi nuôi vào vụ đông
Tôm rất dễ mắc bệnh khi nuôi vào vụ đông.

Các yếu tố môi trường ao nuôi vụ đông

+ Độ  pH: Trong ao nuôi tôm cần duy trì từ 7,5 – 8,5 và biến động ngày đêm không quá 0,5 đơn vị. Ở vùng đất bị nhiễm phèn nặng để đề phòng pH xuống thấp cần rải vôi nung (CaO) trên bờ ao và tiếp tục rải vôi sau một trận mưa.
+ Khi trời mưa to độ mặn của tầng nước mặt giảm nhanh, cần phải tháo nước tầng mặt để không gây ra biến thiên quá lớn. Ao lớn và độ sâu cao cũng sẽ giúp cho độ mặn ít biến động mỗi khi nắng nóng kéo dài hoặc mưa to.
+ Ô xy hoà tan: Ôxy trong ao nuôi tôm không được thấp hơn 4mg/l, Ôxy  thấp hơn 3mg/l tôm sẽ ngừng ăn và tấp vào mé bờ, nếu không xử lý kịp thời tôm có thể chết. Ngoài việc tăng cường quạt nước và sục khí, có thể dùng ôxy già (H2O2); muốn tăng 1mg ôxy/l, cần dùng 4ml H2O2 (loại 50%).
+ Độ kiềm: Độ kiềm trong ao nuôi tôm luôn phải giữ ổn định có hàm lượng cao hơn 80mg -CaCO3/l. Trong quá trình nuôi nhất là trong mùa mưa nên thường xuyên bón các loại vôi CaCO3 hoặc dolomit CaMg (CO3)theo chu kỳ 7 – 10 ngày/lần, liều lượng 100 – 200kg/ha.
+ Độ trong: Độ trong thể hiện thực vật phù du phát triển trong nước ao nuôi tôm, độ trong nên duy trì trong khoảng 25 – 40cm. Độ trong thực vật phù du cải thiện tốt cho tôm, bởi vì chúng hạn chế được các chất lơ lửng, làm tầm nhìn của tôm tốt hơn, giảm mối nguy cho tôm.
+ H2S (hydro sulfua): H2S rất độc đối với tôm, nồng độ trên 0,02mg/l ảnh hưởng đến tôm nhưng H2S chỉ xuất hiện khi pH
dưới 7. Vì vậy cần duy trì pH nước ao nuôi ở mức trung tính.
+ NH3 (ammoniac): NH3 rất độc đối với tôm, khi nông độ 1mg/l có thể gây chết tôm, nồng độ trên 0,1mg/l ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của tôm, do đó cần duy trì NH3 dưới 0,1mg/l bằng nhiều cách, nhưng có thể dùng một số hoá chất hấp thụ chúng như Toxin-clear, Thio-fresh và Zeolite vào những tháng cuối chu kỳ nuôi để hấp thụ bớt NH3.
+ Đáy ao đen, nước đục nhiều chất lơ lửng: Cuối chu kỳ nuôi đáy ao nuôi tôm tích tụ nhiều chất hữu cơ và H2S, trong nước có nhiều chất lơ lửng do tảo chết; có thể dùng chế phẩm Siol-pro hoặc tăng bón các chế phẩm vi sinh, Zeolite để hấp thu các chất lơ lửng và cặn bã trong ao.

Chọn giống tôm thẻ cho vụ đông

Chọn tôm giống cỡ post 12 – 15 khỏe mạnh, xuất xứ rõ ràng và đạt chứng nhận kiểm dịch của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Người nuôi nên lưu ý, vào vụ đông, có rất nhiều cơ sơ sản xuất vận chuyển tôm giống cỡ bé, có khi chỉ post 5 – 6, nếu nuôi sẽ làm kéo dài thời gian hơn. Vì vậy, không chọn tôm post 5 – 10. Mật độ nuôi không vượt quá 80 – 120 con/m2.
Có thể ương giống tôm thẻ chân trắng trước trong bể ương trong nhà để rút ngắn thời gian nuôi bên ngoài. Mật độ ương: 2.000 – 2.500 con/m2 sau thời gian ương 25 – 30 ngày khi tôm đạt cỡ 1 g/con thì tiến hành chuyển tôm sang ao nuôi thương phẩm.
>> Bài liên quan : KINH NGHIỆM NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG HIỆU QUẢ
>> Bài liên quan : HƯỚNG DẪN ƯƠNG GIỐNG TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

Thả giống

Thả giống tránh vào thời điểm gió mùa, mưa kéo dài
Thả giống tránh vào thời điểm gió mùa, mưa kéo dài
Theo dõi diễn biến thời tiết để lựa chọn thời điểm thả phù hợp. Nên thả giống trước khi có không khí lạnh khoảng 4 – 6 tuần (lúc này thời tiết nắng ấm, tôm phát triển nhanh). Thả giống tránh vào thời điểm gió mùa, mưa kéo dài, cần cân bằng nhiệt độ nước trong túi chứa giống và môi trường nuôi trước khi thả.

Chăm sóc và quản lý

Thời điểm thả giống đến khi thời tiết có biến động, thực hiện cho ăn bình thường theo quy trình, khoảng 4 – 5 lần/ngày. Khi nhiệt độ xuống thấp, cần giảm thức ăn cả về số lượng lẫn số lần cho ăn; mỗi ngày cho ăn 2 – 3 lần. Kiểm tra chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng trong ao để điều chỉnh lượng thức ăn. Kiểm tra sàng để điều chỉnh thức ăn cho phù hợp với sự thay đổi của nhiệt độ và thời tiết cũng như tình trạng sức khỏe tôm.
Trong thời gian đầu tôm nhỏ (1 – 3 tuần) sử dụng chủ yếu sục khí. Sử dụng quạt nước từ tuần thứ 4 trở đi.
Định kỳ kiểm tra các yếu tố môi trường hàng ngày vào lúc 6 giờ sáng và 13 giờ. Nếu chỉ số các yếu tố môi trường nằm ngoài ngưỡng thích hợp phải có biện pháp xử lý ngay.
>> Bài liên quan : LƯU Ý KHI NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG VÀO MÙA MƯA
>> Bài liên quan : NHỮNG SAI LẦM CẦN TRÁNH KHI NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
Rate this post
author-avatar

About Mạnh Quân

Xin chào tôi là Mạnh Quân giám đốc Sacotec , chúng tôi đang tập trung vào mảng chăn nuôi, trồng trọt theo hướng hữu cơ sinh học, xu hướng phát triển tất yếu hiện nay. Đi kèm đó là việc phân phối cực kỳ đa dạng các sản phẩm hữu cơ trong và ngoài nước với giá tốt nhất như phân tảo bón lá, phân gà vi sinh, phân đạm cá, chế phẩm sinh học...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *