Nuôi Tôm Thẻ

NHỮNG SAI LẦM CẦN TRÁNH KHI NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

sai lầm khi nuôi tôm
So với các loại tôm khác, tôm thẻ chân trắng là loại dễ nuôi, có sức sống cao và ít dịch bệnh. Tuy nhiên khi quyết định nuôi tôm thẻ chân trắng, bà con nông dân không nên quá chủ quan chỉ vì nó có nhiều ưu điểm vượt trội. Dưới đây là một số sai lầm mà nhà nông nuôi tôm cần tránh nếu muốn đạt được hiệu suất và kết quả cao.
 sai lầm khi nuôi tôm
Bà con nông dân cần tránh một số sai lầm trong việc nuôi tôm thẻ chân trắng để đạt được hiệu quả cao.
Mọi người thường nghĩ rằng tôm thẻ chân trắng dễ nuôi, có sức sống cao và có thể nuôi mật độ cao nên có những ao được thả với mật độ 100 con/m2 dẫn đến tăng nguy cơ dịch bệnh, tôm chậm lớn, thiếu oxy… lâu dài ảnh hưởng đến chất lượng đàn nuôi. Đây là sai lầm trong nuôi tôm đầu tiên mà nhiều người phạm phải.
Hầu hết những người nuôi tôm cho rằng, nuôi tôm thẻ chân trắng rất dễ, không cần thiết phải bổ sung dinh dưỡng. Đây cũng là một trong những sai lầm mà nhà nông cần tránh khi nuôi tôm thẻ chân trắng. Trong môi trường công nghiệp chật chội và oxy kém thì việc hỗ trợ tiêu hóa và quá trình hấp thụ thức ăn rất quan trọng, vì nó quyết định được hệ số FCR (hệ số chuyển đổi thức ăn), quyết định chi phí nuôi tôm. Thực tế áp dụng cho thấy, việc bổ sung thêm men tiêu hóa vào trong khẩu phần ăn của tôm sẽ giúp nâng cao khả năng tiêu hóa của tôm, kích thích tôm ăn nhiều, mau lớn.
2 Copy
Việc bổ sung thêm men tiêu hóa vào trong khẩu phần ăn của tôm sẽ giúp kích thích tôm ăn nhiều, mau lớn.
>> Bài liên quan : SỬ DỤNG VI KHUẨN BACILLUS TRONG CHĂN NUÔI THỦY SẢN
>> Bài liên quan : LỢI ÍCH CỦA CHIẾT XUẤT YUCCA TRONG THỦY SẢN
Một sai lầm nữa mà nhà nông hay mắc phải đó là không hiểu rõ những kỹ thuật nuôi tôm dẫn đến việc lúng túng khi tôm thẻ chân trắng xảy ra sự cố. Khâu xác định kỹ thuật nuôi là vô cùng quan trọng, điều đó quyết định 70% sự thành công của bạn. Kỹ thuật nuôi tốt giúp ngăn ngừa dịch bệnh, tôm mau lớn, tránh được những tác động xấu từ môi trường. Có khá nhiều bà con nông dân xem nhẹ khâu xử lý ao trước và sau khi nuôi, cũng như xử lý ao nuôi đang nhiễm bệnh không đúng cách khiến thời gian xử lý kéo dài. Trong thời gian đó, tôm không phát triển được và phải mất tiếp thời gian để tôm phục hồi. Cho nên, xác định đúng kỹ thuật chuẩn bị ao, xử lý ao nhiễm bệnh là điều rất quan trong mà bà con cần chú ý.
>> Bài liên quan : MÀU NƯỚC NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG VÀ CÁCH QUẢN LÝ MÀU NƯỚC TỐT CHO TÔM
Cuối cùng là việc bà con nông dân đã quá lạm dụng vôi trong việc xử lý ao nuôi. Việc đánh vôi nhiều xuống ao làm tăng hàm lượng cation Ca++ làm cho quá trình sinh hoá và hoá lý trong ao giảm dẫn đến là giảm hàm lượng vi sinh vật có lợi, oxy hoà tan kém, tôm càng dễ nổi đầu, tôm kém phát triển. Tùy vào mục đích muốn cải tạo ao nuôi, hạ phèn hay phòng chống dịch bệnh mà bà con có thể chọn lựa loại vôi và liều lượng phù hợp với mục đích của mình.
3 Copy
Không nên lạm dụng vôi trong việc xử lý ao nuôi

Trên đây là một số sai lầm mà bà con nông dân nên tránh để việc nuôi tôm thẻ chân trắng đạt được hiệu quả cao, hạn chế gặp phải những rủi ro không đáng có.

>> Bài liên quan : PHÈN- KẺ THÙ CỦA NÔNG DÂN NUÔI TÔM
>> Bài liên quan : MÔ HÌNH NUÔI TÔM THẺ SIÊU THÂM CACH TẠI CÀ MAU

Rate this post
author-avatar

About Mạnh Quân

Xin chào tôi là Mạnh Quân giám đốc Sacotec , chúng tôi đang tập trung vào mảng chăn nuôi, trồng trọt theo hướng hữu cơ sinh học, xu hướng phát triển tất yếu hiện nay. Đi kèm đó là việc phân phối cực kỳ đa dạng các sản phẩm hữu cơ trong và ngoài nước với giá tốt nhất như phân tảo bón lá, phân gà vi sinh, phân đạm cá, chế phẩm sinh học...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *