Chăm Sóc Cây Công Nghiệp, Chăm Sóc Cây Trồng

BIỂU HIỆN MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY CÀ PHÊ VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA HIỆU QUẢ

Biểu hiện bệnh trên cây cà phê

Cây cà phê được trồng phổ biến và được nhiều người chọn làm thu nhập chính cho gia đình, bởi nó là cây công nghiệp lâu năm và thời gian kinh doanh kéo dài. Tuy nhiên, cây thường xuyên bị các loại sâu bệnh hại tấn công trên toàn bộ phận như bệnh rệp vẩy xanh, bệnh nứt thân, bệnh tuyến trùng,.. Vậy biểu hiện bệnh trên cây cà phê như thế nào? Làm sao để phòng trừ hiệu quả và đem lại năng suất cao trên cà phê? Bio Sactec sẽ hướng dẫn bà con cách phòng trừ nấm bệnh hiệu quả qua nội dung bên dưới nhé!

chăm sóc cà phê sau thu hoạchBà con cần thăm vườn thường xuyên để phát hiện kịp thời sâu bệnh hại cây cà phê

Xem thêm: KỸ THUẬT CHĂM SÓC VƯỜN CÀ PHÊ SAU THU HOẠCH MANG LẠI HIỆU QUẢ CAO

BỆNH RỆP VẢY XANH VÀ RỆP VẢY NÂU TRÊN CÀ PHÊ

Nguyên nhân và tác hại của bệnh

Nguyên nhân

  • Rệp vảy xanh (còn gọi là rệp xanh mình mềm) có tên khoa học là Coccus viridis Green. Nó có hình chữ nhật góc lượn tròn, có màu vàng xanh, mình dẹt và mềm. Rệp cái trưởng thành không có cánh và chân không phát triển, trong khi rệp non có chân khá phát triển.
  • Rệp vảy nâu (còn gọi là rệp sáp u) có tên khoa học là Saissetia hemisphaerica Targioni-Tozzetti. Rệp cái không có cánh và được bọc bằng một lớp vỏ màu nâu, phồng lên hình bán cầu.
  • Rệp vảy xanh xuất hiện quanh năm trên vườn cây và gây hại nặng trong mùa khô, sang mùa mưa giảm dần và không hoặc rất ít xuất hiện. Bệnh sinh sôi độc lập với mật độ dày hơn so với vảy nâu.

Rày, rệp gây hại trên toàn bộ cây gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cà phê

Rày, rệp gây hại trên toàn bộ cây gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cà phê

Xem thêm: BỆNH GỈ SẮT TRÊN CÂY CÀ PHÊ

Tác hại

  • Loại rệp này chích hút nhựa các bộ phận non của cà phê như chồi vượt, lá non (trên lá rệp thường bám mặt dưới của lá), chồi non, quả non làm cho các bộ phận này phát triển kém.
  • Rệp vảy xanh có mối quan hệ cộng sinh với các loài kiến như kiến vàng, kiến đen… Rệp tiết ra chất mật ngọt là thức ăn rất ưa thích của kiến, ngược lại kiến làm nhiệm vụ vừa bảo vệ rệp tránh được các loài thiên địch vừa làm nhiệm vụ lây lan rệp từ nơi này đến nơi khác. Do đó thông thường nơi nào có rệp là có kiến. Trên cà phê kiến thiết cơ bản, nếu bị rệp gây hại nặng, cây sinh trưởng còi cọc và có thể chết.
  • Chất mật ngọt do rệp tiết ra còn là môi trường thuận lợi cho nấm muội đen (Capnodium spp.) phát triển bao phủ trên mặt lá, cành và cả chùm quả cản trở quá trình quang hợp làm cho các cơ quan này phát triển kém.

Biện pháp phòng trừ

  • Tạo điều kiện thích hợp trên vườn cây để thiên địch (kẻ thù tự nhiên) và các loài nấm ký sinh rệp sáp phát triển. Loại thiên địch của rệp vảy xanh xuất hiện nhiều trên vườn là bọ rùa đỏ (Chilocorus politus). Cả sâu non và trưởng thành của bọ rùa đỏ đều ăn thịt rệp vảy xanh. Một ngày bọ rùa đỏ có thể ăn thịt 4 – 6 rệp. Tuy nhiên bọ rùa đỏ chỉ phát triển sau khi rệp vảy xanh phát triển mạnh, do đó không thể dựa hoàn toàn vào bọ rùa đỏ để phòng trừ rệp vảy xanh.
  • Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ xung quanh hình chiếu tán cây và trong gốc.
  • Tạo hình để cây thông thoáng, đánh chồi vượt thường xuyên, cắt bỏ các cành nhánh mọc sát đất.
  • Thường xuyên theo dõi sự phát sinh phát triển của rệp trên đồng ruộng để phòng trừ kịp thời và hợp lý.
  • Bà con kết hợp sử dụng sản phẩm SCT 08 pha với nước phun lên toàn bộ cây để phòng trừ triệt để rầy hại cà phê.

 

Phòng trị bệnh trên cây cà phê hiệu quả, tăng chất lượng hạt

Phòng trị bệnh trên cây cà phê hiệu quả, tăng chất lượng hạt

Xem thêm: CHU KỲ VÀ KỸ THUẬT TƯỚI NƯỚC CHO CÂY CÀ PHÊ MANG LẠI HIỆU QUẢ KINH TẾ CAO

BIỂU HIỆN CỦA BỆNH TUYẾN TRÙNG GÂY HẠI TRÊN CÂY CÀ PHÊ 

Nguyên nhân và tác hại của bệnh

Nguyên nhân

Chủ yếu của bệnh là tuyến trùng Pratylenchus coffeae (Zimmermann) Schuurmanns-Stekhoven, Pratylenchus spp., Meloidogyne spp… kết hợp với nhiều loại nấm như Fusarium oxysporum, Fusarium spp, Rhizoctonia bataticola (Taub) Briton-Jones… Các vết thương hay nốt sưng trên rễ do tuyến trùng gây ra sẽ tạo điều kiện cho các loài nấm xâm nhiễm và gây hại cây.

Bệnh thường xuất hiện quanh năm, gây hại nặng vào giai đoạn chuyển mùa từ mùa mưa sang mùa khô hoặc từ mùa khô sang mùa mưa.

Bệnh tuyến trùng rễ gây hại trên cây cà phê

Bệnh tuyến trùng rễ gây hại trên cây cà phê

Tác hại

Các loài tuyến trùng và nấm bệnh này có sẵn trong đất và rễ của các vườn cà phê già cỗi và chỉ làm suy yếu các vườn này nhưng lại dễ dàng gây chết cho cà phê kiến thiết cơ bản khi trồng lại.

  • Tuyến trùng Pratylenchus coffeae sẽ tạo ra các vết thương màu nâu đen trên cả rễ tơ và rễ cọc.
  • Tuyến trùng Meloidogyne spp. tạo những nốt sưng nhỏ ở rễ, cũng có thể là những vết sưng lớn và dài dọc theo rễ.

Biện pháp phòng trừ

Nấm bệnh gây tác động lớn đến sự phát triển của cây trồng

Nấm bệnh gây tác động lớn đến sự phát triển của cây trồng

  • Duy trì cây che bóng, cây đai rừng chắn gió để giúp cho vườn cây có năng suất ổn định.
  • Bón phân vô cơ cân đối theo độ phì đất, tăng cường bón phân hữu cơ hoặc các chế phẩm sinh học cải tạo đất, nhất là đối với các vườn cây đã cho năng suất cao trong nhiều năm. Tăng cường sử dụng phân bón lá để cung cấp trực tiếp dinh dưỡng cho cây giúp cây duy trì được sinh trưởng và vượt qua giai đoạn khủng hoảng do hệ thống rễ bị tổn thương.
  • Hạn chế xới xáo, làm bồn trong những vườn cây đã bị bệnh để tránh sự lây lan bệnh qua việc làm tổn thương bộ rễ.
  • Không tưới tràn từ vườn bệnh sang vườn không bệnh
  • Đối với các vườn vừa bị tuyến trùng gây hại nên đào bỏ các cây bị bệnh nặng để hạn chế sự lây lan của tuyến trùng và nấm bệnh.
  • Trồng các loại cây trồng xen vào giai đoạn kiến thiết cơ bản để hạn chế tuyến trùng như: cúc vạn thọ (Tagetes erecta, Tagetes patula, Tagetes minuta), cây muồng hoa vàng (Crotalaria spectabilos, Crotalaria juncea).
  • Bên cạnh đó, khi phát hiện bệnh sử dụng sản phẩm SCT 07 và AGV 02 để phòng ngừa mầm bệnh gây tác động xấu đến cà phê và tránh lây lan lên các cây khỏe mạnh khác.

BỆNH THỐI NỨT THÂN TRÊN CÂY CÀ PHÊ

Nguyên nhân và tác hại

Nguyên nhân

Do nấm Fusarium gây hại. Bệnh gây hại nặng vào thời điểm mùa mưa. Đây là giai đoạn cao trào để bệnh phát triển nhanh và mạnh..

Tác hại

  • Những vết bệnh nhỏ màu sẽ xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trên cây, nhiều nhất là nửa thân trở xuống phần gốc. Khi cây nhiễm bệnh phần lá của cây sẽ không còn tươi nữa, cây bị nặng có lá có dấu hiệu rụng lá và chết cây từ ngọn.
  • Bệnh phát triển nhanh chóng và phát triển khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi như ẩm độ thấp, vườn cà phê không được thông thoáng.
  • Việc chăm sóc tỉa cành tạo tán không tốt đi kèm với việc bón phân không hợp lý giữa nguyên tố đa lượng với trung vi lượng là nguyên nhân làm cho bệnh thối nứt thân ngày càng nghiêm trọng.

Bệnh nứt thân trên cây cà phê

Bệnh nứt thân gây hại trên cây cà phê

Xem thêm: NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA CÂY CÀ PHÊ VÀ CÁCH BỔ SUNG ĐÚNG CÁCH

Biện pháp phòng trừ

  • Thực hiện tỉa cành và tạo tán cho cây cà phê. Đây là công đoạn giúp cây hạn chế được sâu bệnh và loại bỏ hết những cành cây già cỗi không cho trái, nhường dinh dưỡng cho những cành cho trái phát triển.
  • Cắt bỏ những cành mọc sát đất hay hướng vào thân
  • Cành nhỏ yếu bị sâu bệnh cũng cần cắt bỏ ngay
  • Tỉa bỏ cành thứ cấp ở tán cây
  • Cắt ngắn một số cành đã qua thu hoạch
  • Tránh tình trạng để cây thiếu calciamonium như N,P,K, Lưu Huỳnh hay các chất vi lượng như Kẽm, Đạm, Lân, Sắt, … để cây sinh trưởng tốt hơn. Chọn thời điểm bón phân đúng lúc hợp lý để cây sinh trưởng tốt.
  • Kiểm tra vườn cây thường xuyên để phát hiện bệnh sớm và xử lý kịp thời.
  • Khi phát hiện cây bị bệnh, dùng dao cạo sạch vỏ thân, quét thuốc: kết hợp Phytopin Gold Và Tinh Chất Đồng pha với nước phun lên toàn bộ vết bệnh.
  • Nếu cây đã bị khô ngọn cần cưa ngang và đốt bỏ phần bệnh, quét thuốc lên mặt thân bị cưa và nuôi chồi mới.

Bà con cần thăm vườn thường xuyên để có biện pháp phòng trừ bệnh kịp thời

Sản phẩm Phytopin Gold và Tinh Chất Đồng khắc phục triệu chứng nứt thân cà phê hiệu quả

Xem thêm: MỌT ĐỤC CÀNH, QUẢ TRÊN CÂY CÀ PHÊ

Qua bài viết trên, Bio Sacotec đã tổng hợp thông tin về bệnh trên cây cà phê đầy đủ nhất. Hi vọng bà con có thêm kinh nghiệm và sử dụng các phương pháp phòng ngừa bệnh trên cà phê hiệu quả. Bên cạnh đó, bà con nên tham khảo thêm những nội dung khác liên quan đến cây cà phê để chăm sóc cây đạt chất lượng hơn. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn cứ liên hệ với chúng tôi qua thông tin bên dưới nhé! Chúc bà con thành công!

Mọi chi tiết xin liên hệ:

map biosacotec
PHÂN BÓN HỮU CƠ BIOSACOTEC
Thuộc sở hữu của Công ty CPĐT CÔNG NGHỆ SẠCH SACOTEC, chúng tôi sẽ trả lời bất kỳ thắc mắc cũng như phàn nàn của khách hàng về sản phẩm - dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.
HỒ CHÍ MINH

💻Website: biosacotec.com
☎️Điện thoại: 0379 399 843 - 0888 450 606
🌎Địa chỉ: 52A đường Hùng Vương, tổ 08 khu phố La Vân, T.T Ngãi Giao, H. Châu Đức, Bà Rịa Vũng Tàu

0379 399 843

Rate this post
author-avatar

About Mạnh Quân

Hoà cùng xu hướng phát triển tương lai, với khát vọng ứng dụng công nghệ sinh học vào ngành nông nghiệp, công ty đã được thành lập để tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ, sản phẩm nông nghiệp an toàn và hiệu quả, vì một nền nông nghiệp sạch và bền vững. “NUÔI CÂY LÀ NUÔI ĐẤT” – BioSacotec đang làm điều đó hằng ngày, để giúp cây trồng phát triển khoẻ mạnh và bền vững. Đó là nhiệm vụ cũng như sứ mệnh của chúng tôi!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *