Ốc đinh và các loài nhiễm thể 2 mãnh vỏ xuất hiện trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm thẻ.Những căn bệnh như bệnh cong thân, bệnh teo gan ở tôm thẻ chân trắng,… cũng có thể bị lây nhiễm từ các trung gian.
Ốc đinh, hến, chem chép và những nhuyễn thể 2 mảnh vỏ khác là những loài sinh vật thường hay xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Chúng không gây ảnh hưởng lớn đến tôm nếu ở mật độ thấp. Tuy nhiên khi xuất hiện ở mật độ cao, các loài sinh vật này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm thẻ.
Tại sao phải diệt các loại ốc đinh và các nhuyễn thể 2 mảnh vỏ trong ao nuôi tôm thẻ?
Vì Ốc đinh, chem chép, hến, nhuyễn thể 2 mãnh khác là vật chủ trung gian chứa mầm bệnh có thể khiến tôm thẻ chân trắng chết hàng loạt, chúng giúp bệnh phát tán nhanh và tồn tại qua nhiều vụ nuôi. Những căn bệnh như bệnh cong thân, bệnh teo gan ở tôm thẻ chân trắng,… cũng có thể bị lây nhiễm từ các trung gian là ốc và các loại nhuyễn thể 2 mảnh vỏ.
– Ốc định: xuất hiện nhiều trong ao nuôi tôm thẻ sẽ cạnh tranh thức ăn, môi trường sống trực tiếp với tôm. Ốc đinh còn hấp thụ canxi từ đó làm giảm canxi trong nước gây ảnh hưởng tiêu cực đến chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng, tôm khó lột vỏ, mềm vỏ. Ngoài ra, chúng còn làm biến động kiềm, pH trong nước dễ gây sốc cho tôm.
– Ốc định: xuất hiện nhiều trong ao nuôi tôm thẻ sẽ cạnh tranh thức ăn, môi trường sống trực tiếp với tôm. Ốc đinh còn hấp thụ canxi từ đó làm giảm canxi trong nước gây ảnh hưởng tiêu cực đến chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng, tôm khó lột vỏ, mềm vỏ. Ngoài ra, chúng còn làm biến động kiềm, pH trong nước dễ gây sốc cho tôm.
Ốc đinh có trong ao nuôi tôm
– Hến, chem chép, các nhuyễn thể 2 mãnh khác: chúng ăn tảo vì thế nếu quần thể phát triển quá mức sẽ làm giảm mật độ tảo trong ao, cạnh tranh thức ăn, oxy hòa tan trong nước với tôm. Chúng cũng hấp thụ canxi trong nước làm tôm thiếu canxi khó lột vỏ, cứng vỏ.
Chem chép có trong ao tôm
Phòng ngừa ốc đinh và các loài nhuyễn thể hai mảnh gây hại trong ao tôm
– Cải tạo ao nuôi tôm thẻ chân trắng, hút bùn, rải vôi và phơi ao, lấy nước qua túi lọc, diệt tạp, diệt khuẩn đúng kỹ thuật.
– Cần có ao lắng xử lý nước kỹ trước khi cấp nước vô ao nuôi.
– Sử dụng các loại sản phẩm diệt ốc và các loài nhuyễn thể 2 mảnh. Tuy nhiên vì ốc cũng gần giống với tôm, nếu thuốc nào diệt được ốc thì thuốc đó cũng diệt tôm hoặc ảnh hưởng đến tôm do vậy phòng là biện pháp tốt nhất hoặc có thể bắt ốc bằng cách bắt thủ công.
– Lấy nước lúc nước lớn, sử dụng lưới lọc nước cẩn thận trước khi cấp vào ao. Túi làm bằng vải cotton, may 2 lớp, chiều dài 8-10m, đường kính 0.6m.
– Nước được để trong ao lắng 5-7 ngày cho trứng và ấu trùng nở ra hết. Sau đó xử lý nước bằng Chlorine 10-15(kg) lít/1000 m3 hoặc Formol 20-30 lít/1000m3 . Chờ 24-48h rồi bơm sang ao nuôi, chú ý trước khi bơm phải bắt tôm vào thử đảm bảo các chất này đã phân huỷ hoặc bay hơi hết.
– Nếu trước khi thả phát hiện vẫn còn ốc trong ao thì phải xả nước xử lý lại đáy ao, dùng sản phẩm diệt ốc an toàn để tiêu diệt hết ốc.
– Trong quá trình nuôi, nếu có ốc phải tìm cách vớt định kỳ (chú ý không để đục nước).
– Cần có ao lắng xử lý nước kỹ trước khi cấp nước vô ao nuôi.
– Sử dụng các loại sản phẩm diệt ốc và các loài nhuyễn thể 2 mảnh. Tuy nhiên vì ốc cũng gần giống với tôm, nếu thuốc nào diệt được ốc thì thuốc đó cũng diệt tôm hoặc ảnh hưởng đến tôm do vậy phòng là biện pháp tốt nhất hoặc có thể bắt ốc bằng cách bắt thủ công.
– Lấy nước lúc nước lớn, sử dụng lưới lọc nước cẩn thận trước khi cấp vào ao. Túi làm bằng vải cotton, may 2 lớp, chiều dài 8-10m, đường kính 0.6m.
– Nước được để trong ao lắng 5-7 ngày cho trứng và ấu trùng nở ra hết. Sau đó xử lý nước bằng Chlorine 10-15(kg) lít/1000 m3 hoặc Formol 20-30 lít/1000m3 . Chờ 24-48h rồi bơm sang ao nuôi, chú ý trước khi bơm phải bắt tôm vào thử đảm bảo các chất này đã phân huỷ hoặc bay hơi hết.
– Nếu trước khi thả phát hiện vẫn còn ốc trong ao thì phải xả nước xử lý lại đáy ao, dùng sản phẩm diệt ốc an toàn để tiêu diệt hết ốc.
– Trong quá trình nuôi, nếu có ốc phải tìm cách vớt định kỳ (chú ý không để đục nước).
Nước nên được xử lý kỹ trước khi cấp vào ao nuôi
Cách tiêu diệt ốc bằng cách bắt thủ công
– Bà con nên xem tập tính ăn của ốc như thế nào, chẳng hạn như chúng hoạt động mạnh vào giờ nào trong ngày và thường tập trung ở phần đáy ao hay bờ ao. Sau đó, thử giải mồi nhử cho chúng lên phần bờ ao rồi làm công cụ giống như công cụ cào sò biển để cào chúng. Chú ý không nên cào ở phần đáy ao vì nếu làm vậy chất độc dưới đáy ao sẽ hòa tan vào nước gây nguy hiểm cho tôm nuôi.
– Dùng vó để bắt ốc bằng cách cho các thức ăn vụn (nhỏ hơn cỡ thức ăn của tôm) vào vó, chờ ốc vào ăn, vớt lên và bắt dần đi.
– Ngoài ra, có một phương pháp diệt ốc trong ao nuôi tôm thẻ cũng rất đơn giản. Bà con dùng các tấm phên (nan) được đan bằng tre đặt xung quanh ao nuôi. Ốc rất thích bám vào các giá thể này nhưng lưu ý ban đầu phải quan sát xem có làm ảnh hưởng đến tôm hay không. Hằng ngày hoặc hàng tuần ta lấy lên và bắt ốc. Cách bắt này tương đối hiệu quả trong các ao đang nuôi tôm.
>> Bài liên quan : BÍ QUYẾT NUÔI TÔM THẺ THÀNH CÔNG BẰNG VI SINH VẬT HỮU HIỆU
>> Bài liên quan : LƯU Ý KHI NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG VÀO MÙA MƯA
– Dùng vó để bắt ốc bằng cách cho các thức ăn vụn (nhỏ hơn cỡ thức ăn của tôm) vào vó, chờ ốc vào ăn, vớt lên và bắt dần đi.
– Ngoài ra, có một phương pháp diệt ốc trong ao nuôi tôm thẻ cũng rất đơn giản. Bà con dùng các tấm phên (nan) được đan bằng tre đặt xung quanh ao nuôi. Ốc rất thích bám vào các giá thể này nhưng lưu ý ban đầu phải quan sát xem có làm ảnh hưởng đến tôm hay không. Hằng ngày hoặc hàng tuần ta lấy lên và bắt ốc. Cách bắt này tương đối hiệu quả trong các ao đang nuôi tôm.
>> Bài liên quan : BÍ QUYẾT NUÔI TÔM THẺ THÀNH CÔNG BẰNG VI SINH VẬT HỮU HIỆU
>> Bài liên quan : LƯU Ý KHI NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG VÀO MÙA MƯA