Bưởi là cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế cao nên được ứng dụng trồng nhiều tại các nhà vườn hiện nay. Tuy nhiên, bưởi cũng thường xuyên bị các loại sâu hại, côn trùng tấn công ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng. Những loại sâu hại cây bưởi nào thường gặp, cách phòng trị như thế nào là đúng cách? Cùng Bio Sacotec tìm hiểu qua nội dung bên dưới nhé!
Bưởi được trồng nhiều ở nước ta, nhất là các tỉnh miền Tây
Xem thêm: KỸ THUẬT TRỒNG BƯỞI DA XANH
Rầy chổng cánh:
Đặc điểm nhận dạng
Rầy chổng cánh có tên khoa học là Diaphorina Citri thuộc họ rầy Psyllidae. Chúng gây hại chủ yếu trên các loại cây có múi như bưởi, cam, chanh ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của quả vào thời điểm thu hoạch. Rầy chổng cánh là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh vàng lá gân xanh trên cây có múi.
Biểu hiện gây hại của rầy chổng cánh
Rầy chổng cánh chích hút dinh dưỡng của lá và đọt non làm cho phiến lá nhỏ và xoăn lai. Sau đó đọt non sẽ có dấu hiệu lụi dần, sần sùi làm cây mất chất đề kháng.
Ngoài ra, sự chích hút của rầy làm cho chồi bị khô, rụng lá, gây hiện tượng khô cành, cây không thể quang hợp. Rầy còn truyền vi khuẩn Liberobacter asiaticum gây bệnh vàng lá greening gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cây.
Biện pháp phòng trừ
- Chọn cây sạch không có mầm bệnh để làm giống
- Điều khiển đọt non ra tập trung, trồng cây chắn gió chung quanh vườn.
- Không trồng cây kiểng như cần thăng, nguyệt quới, kim quýt trong vườn.
- Dùng thiên dịch kiến vàng phát triển mạnh trong vườn để hạn chế sự tăng trưởng của rầy chổng cánh.
- Nhổ bỏ các cây có dấu hiệu bị vàng lá để hạn chế sự phát tán của nầm bệnh.
- Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học 25 ml SCT 08 pha với 16 – 20 lít phun phủ lên cây để phòng trừ rầy chổng cánh. Từ khi bắt đầu trồng đến khi cây trưởng thành nên phun lặp lại từ 2 – 3 lần để diệt trừ mầm bệnh mang lại kết quả cao.
Rầy chống đẩy hút chích gây rụng lá trên cây bưởi
Sâu đục vỏ gây hại trên cây bưởi
Biểu hiện gây hại của sâu đục vỏ
Sâu chủ yếu gây hại phần vỏ trái, không ăn phần múi của trái. Sâu tấn công khi trái còn rất nhỏ, vết đục tạo nên những u sần trên trái, nếu bị nặng trái sẽ rụng. Nếu sâu tấn công vào giai đoạn trễ hơn, trái vẫn phát triển nhưng sẽ bị biến dạng, vỏ u sần, trái bị giảm giá trị thương phẩm.
Cách khắc phục hiệu quả
- Thường xuyên thăm vườn, theo dõi và thu gom những trái bị nhiễm (trên cây hoặc trái rụng xuống đất) sau đó đem chôn sâu để diệt trừ tận gốc nầm bệnh.
- Có thể sử dụng thuốc chọn lọc để phòng trị khi vừa tượng trái non, phun liên tiếp 2 lần, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày.
- Sử dụng chất dẫn dụ phái tính (sex pheromone).
- Dùng dầu khoáng cũng có tác dụng phòng ngừa tốt.
- Sử dụng 25 ml thuốc trừ sâu sinh học SCT 10 phun lên toàn bộ cây để tiêu diệt tận gốc các loại ấu trùng, trứng của sâu. Nên phun thuốc từ 2 – 3 lần trong quá trình tăng trưởng để cây trồng phát triển khỏe mạnh.
Bù lạch (bọ trĩ):
Bọ trĩ gây hại và những biện pháp phòng trừ mang lại kết quả cao
Biểu hiện gây hại của bọ trĩ
Bọ trĩ có kích thước rất nhỏ nên khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Đối với cây bưởi, bọ trĩ thường tấn công làm đọt non quăn queo, lá xoăn lại và xuất hiện các quầng đen loang lổ màu nâu đồng.
Cách phòng trị bệnh mang lại kết quả cao:
- Đảm bảo tuân thủ đúng khoảng cách trồng cây
- Thường xuyên cắt tỉa các lá, cành già, tạo sự thông thoáng cho trên thân cây.
- Cung cấp đủ chất dinh dưỡng và tưới đủ nước cho cây trồng
- Sử dụng 25ml thuốc trừ sâu sinh học SCT 08 pha 16 – 20 lít nước phun lên toàn bộ cây phòng trừ bọ trĩ gây hại.
Sâu vẽ bùa:
Khi bị sâu vẽ bàu tấn công lá non sẽ không phát triển và biến dạng, giảm quang hợp, cây sinh trưởng và phát triển kém, nhất là cây con, hoa trái dễ bị rụng.
Phòng trị sâu vẽ bùa hiệu quả nhất trong giai đoạn ra lá non, tỉa cành cho ra đọt non tập trung, mau thành thục để hạn chế sự phá hại của sâu. Sâu sinh trưởng rất nhiều, đặc biệt là vào các thời điểm ẩm thấp, có lượng mưa lớn trong năm. Vì vậy, bà con nên sử dụng 25 ml SCT 10 pha với 18 – 20 lít nước sạch phun lên toàn bộ cây trong quá trình sinh trưởng để hạn chế điều kiện phát triển của sâu. Nên phun thuốc lặp lại 2 – 3 lần trong 1 vụ để diệt trừ triệt để.
Hình ảnh sâu vẽ bùa tấn công trên cây bưởi
Rầy mềm:
Rầy chích hút nhựa làm đọt non không phát triển và biến dạng, phân chúng thải ra có nhiều chất đường mật kích thích nấm bồ hóng phát triển trên lá làm giảm khả năng quang hợp. Rầy mềm còn là môi giới truyền bệnh Tristeza gây hại trên toàn bộ thân cành lá của cây bưởi.
Bà con phải thường xuyên thăm vườn sớm phát hiện rầy để có biện pháp phòng trị triệt để. Khi có dấu hiệu gây hại của rầy mềm sử dụng sản phẩm SCT 08 phun phủ lên toàn bộ cây, nhất là mặt dưới của lá để tiêu diệt tận gốc sự tăng trưởng của rầy.
Rầy mềm gây hại trên cây bưởi ảnh hưởng đến chất lượng quả
Xem thêm: CHĂM CÂY CÓ MÚI MÙA MƯA – NHỮNG KỸ THUẬT NGĂN CHẶN RỦI RO
Nhóm Nhện:
Nhóm nhện tập trung trên bề mặt của lá và trái, cạp lớp biểu bì tạo thành những chấm nhỏ li ti màu vàng và rụng sớm, trên trái gây da cám, sần sùi, không được sáng đẹp và láng mịn.
Thời gian sinh trưởng của nhện đỏ
Phương pháp phòng trừ
- Thường xuyên thăm vườn để phát hiện sớm bệnh.
- Đảm bảo mật độ trồng cây, cắt tỉa cây gọn gàng thông thoáng hạn chế sự phát triển của nhện.
- Khi phát hiện có dấu hiệu bênh sử dụng SCT 08 phun lên toàn bộ cây để diệt trừ tận gốc mầm bệnh.
Bên cạnh đó, bà con phải thường xuyên thăm vườn phát hiện bệnh kịp thời và có phương án phòng trị mang lại kết quả cao. Ngoài những những loại kể trên, bà con cũng nên chú ý sâu đục thân, rệp sáp,… gây tác động nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng của cây vào thời kì kinh doanh.
Nhện đỏ tập trung chủ yếu trên bề mặt lá gây hại đến sức khỏe của bưởi
Xem thêm: KINH NGHIỆM VÀ KỸ THUẬT XỬ LÝ RA HOA ĐỒNG LOẠT TRÊN CÂY BƯỞI MANG LẠI NHIỀU KẾT QUẢ CAO
Qua bài viết trên, Bio Sacotec đã tổng hợp đầy đủ thông tin về các loại sâu gây hại trên bưởi. Hi vọng bà con có thể nhận biết và có phương án phòng trừ đúng cách đem đến một sức sống mới cho cây. Bên canh đó, bà con có thể tham khảo thêm các nguồn tài liệu liên quan để chăm dưỡng tốt nhất cho cây, cải thiện tối đa giá trị kinh tế mang lại. Nếu có thắc mắc hay câu hỏi gì cần giải đáp liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhé! Chúc bà con một vụ mùa bội thu!
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
💻Website: biosacotec.com
☎️Điện thoại: 0379 399 843 - 0888 450 606
🌎Địa chỉ: 52A đường Hùng Vương, tổ 08 khu phố La Vân, T.T Ngãi Giao, H. Châu Đức, Bà Rịa Vũng Tàu