Bệnh đỏ thân ở tôm thẻ chân trắng hầu như xuất hiện ở tôm từ 4 – 15g. Và vào thời khắc trước chu kỳ lột xác của tôm thẻ. Tôm bị hội chứng đỏ thân có biểu hiện bên ngoài rất rõ. Tôm ăn yếu, tấp bờ, cơ thể tôm bệnh chuyển sang màu hồng hoặc đỏ bầm
Khi quyết định khởi nghiệp bằng hình thức nuôi tôm thẻ chân trắng cũng đồng nghĩa với việc bà con nông dân phải tìm hiểu kỹ về nó. Ngoài kỹ thuật nuôi bà con cần tìm hiểu kỹ về những dịch bệnh trên tôm thẻ chân trắng. Như vậy mới giúp bà con có thể phòng tránh kịp thời và hạn chế tối đa những rủi ro về kinh tế. Dưới đây là một số thông tin về căn bệnh đỏ thân ở tôm thẻ chân trắng mà bà con cần biết để phòng ngừa cho ao nuôi.
Bệnh đỏ thân trên tôm thẻ chân trắng
Bệnh đỏ thân ở tôm thẻ chân trắng hầu như xuất hiện ở tôm từ 4 – 15g và vào thời khắc trước chu kỳ lột xác của tôm thẻ.
Tôm bị hội chứng đỏ thân có biểu hiện bên ngoài rất rõ: Tôm ăn yếu, tấp bờ, cơ thể tôm bệnh chuyển sang màu hồng hoặc đỏ bầm. Xuất hiện các đốm trắng với đường kính 0,5 – 2 mm. Khi giải phẫu thấy gan tụy một số con có màu trắng xám. Khi nhiễm bệnh tôm thẻ chân trắng chết rải rác hoặc hàng loạt. Thậm chí có thể chết 100% sau 4 – 8 ngày nhiễm bệnh. Đây được coi là căn bệnh trên tôm thẻ chân trắngkhá nghiêm trọng trong ngành nuôi tôm.
Hội chứng đỏ thân trên tôm thẻ chân trắng có thể gây chết tôm hàng loạt
Biện pháp ngăn ngừa
Hiện tại hội chứng chết đỏ thân mới chỉ áp dụng các phương pháp phòng bệnh, chưa có liệu pháp để trị bệnh này trên tôm thẻ chân trắng. Để phòng được hội chứng chết đỏ ở tôm thẻ chân trắng cần phải chú ý hai yếu tố quan trọng:
Thứ nhất là phải chọn con giống sạch bệnh.
Thứ hai là hạn chế nuôi tôm thẻ chân trắng trong điều kiện nhiệt độ thấp.
Sử dụng phương pháp PCR để loại bỏ các con giống bị nhiễm virus gây bệnh. Chọn mùa vụ nuôi thích hợp. Nếu nuôi tôm thẻ chân trắng vụ đông xuân thì phải chủ động phương pháp điều chỉnh nhiệt độ trong môi trường nuôi như phương pháp nuôi tôm trong nhà bạt.
Ngoài ra còn phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho tôm, tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho tôm, giảm sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh trong nước, tránh hiện tượng bội nhiễm trên tôm nuôi.
Cần có biện pháp cải tạo ao nghiêm ngặt. Đánh Chlorine cho ao để diệt sạch giáp xác hoang dã, động vật đáy có thể mang mầm bệnh. Ổn định môi trường nuôi bằng cách đánh vi sinh định kỳ thậm chí đánh hằng ngày với liều lượng thấp.
Sát trùng ao nuôi bằng Chlorine để tiêu diệt giáp xác và các mầm bệnh virus, vi khuẩn trong môi trường ao nuôi trước khi đưa tôm vào nuôi. Làm lưới chắn cẩn thận để kiểm soát dịch hại mang mầm bệnh từ bên ngoài vào môi trường nuôi.
>> Bài liên quan : SỬ DỤNG VI KHUẨN BACILLUS TRONG CHĂN NUÔI THỦY SẢN
Cần có biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh đỏ thân trên tôm thẻ chân trắng để việc nuôi tôm đạt hiệu quả cao
Ngoài ra, nếu ao nuôi đã mắc dịch bệnh chết đỏ thì nên xử lý ao nuôi trước khi thả tom giống. Xử lý toàn bộ đáy ao bằng vôi bột 10 – 15kg/100m2 ao. Hoặc có thể xử lý bằng các loại hóa chất diệt khuẩn khác được phép của Bộ Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn. Phơi khô ao thời gian tối thiểu 30 ngày, sau đó đưa nước vào ao lắng. Xử lý nước tại ao lắng sau đó cấp vào ao nuôi qua túi lọc. Gây màu rồi thả tôm theo kỹ thuật hướng dẫn. Chú ý mua tôm giống ở cơ sở có uy tín, có giấy kiểm dịch của cơ quan chuyên ngành.
>> Bài liên quan : KINH NGHIỆM NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG HIỆU QUẢ