Nuôi Tôm Thẻ

TÔM THẺ CHÂN TRẮNG CHẬM LỚN- NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

tôm thẻ chân trắng chậm lớn

Tôm thẻ chân trắng châm lớn có thể do nhiều nguyên nhân như: tôm mắc bệnh, con giống kém chất lượng, mật độ sinh khối quá dày… cần có hướng khắc phục để mang lại hiệu quả cho vụ nuôi.

Tôm thẻ chân trắng chậm lớn là vấn đề mà nhiều bà con nông dân đang gặp phải khi khởi nghiệp bằng nghề nuôi tôm thẻ. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất của vụ nuôi, gây ra nhiều thiệt hại lớn về kinh tế của các hộ dân. Vậy nguyên nhân dẫn đến tôm thẻ chân trắng chậm lớn là gì và làm thế nào để khắc phục được tình trạng này.
 tôm thẻ chân trắng chậm lớn
Có nhiều nguyên nhân khiến cho tôm thẻ chân trắng chậm lớn

Nguyên nhân khiến tôm thẻ chậm lớn

Chất lượng con giống kém

Nếu nguồn giống bố mẹ cho đẻ càng nhiều lần thì chất lượng con giống tôm thẻ chân trắng càng kém hoặc tôm giống kém chất lượng do quá trình chăm sóc, vận chuyển chưa đúng cách.
a2

Tôm mắc bệnh

  – Bệnh còi MPV (Monodon Baculovirus) và HPV (Hepatopancreatic virus)
Bệnh thường xuất hiện từ giai đoạn ZOEA 2. Ấu trùng và Postlarvae bị bệnh thường giảm ăn, ít hoạt động, chậm phát triển, mang và cơ thể có nhiều sinh vật bám. Ruột giữa cho thấy một đường trắng dọc cơ thể.
Đối với tôm ương trong ao nhất là với mật độ cao, mức độ nhiễm bệnh tăng và có triệu chứng mãn tính. Tôm có màu sẩm, mang đỏ hay đen, vỏ có nhiều sinh vật đơn bào và vi sinh vật bám. Gan tụy teo lại, có màu vàng, rất tanh. Tôm chết dần 3 – 7 ngày từ 70 – 100%.
  – Bệnh phân trắng
Sau khi tôm bị mắc bệnh phân trắng nếu không kịp thời chữa trị tôm yếu dần, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng kém làm cho tôm thẻ chân trắng chậm lớn. Khi phát hiện tôm bị bệnh phân trắng cần có biện pháp điều trị kịp thời.
  – Vi bào từ trùng
Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) ký sinh trong tế bào gan tụy của tôm, chúng sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan tụy khiến cho tôm nuôi không đủ dinh dưỡng cho sự tăng trưởng và chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng.
>> Bài liên quan : CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

Mật độ quá dày, sinh khối lớn

Khi nuôi tôm mật độ quá dày, những chất dinh dưỡng cần thiết cung cấp cho tôm không đủ để tôm phát triển và lột xác, dẫn đến tôm chậm lớn.
 a3
Không nên nuôi tôm mật độ quá dày

Lạm dụng kháng sinh  trong phòng, trị bệnh

Người dân thường sử dụng kháng sinh để phòng bệnh cho tôm và dùng quá liều kháng sinh khi trị bệnh. Điều này làm giảm khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm làm tôm chậm lớn.

Thức ăn kém chất lượng, chất lượng nước ao nuôi xấu

Thức ăn kém chất lượng cũng là nguyên nhân làm tôm chậm lớn do tôm không đủ dinh dưỡng để tăng trưởng. Do đó phải bảo quản thức ăn đúng nơi quy định. Không được để bao thức ăn dưới sàn đất để đảm bảo thức ăn luôn đạt tiêu chuẩn chất lượng.
>> Bài liên quan : LỢI ÍCH CỦA CHIẾT XUẤT YUCCA TRONG THỦY SẢN
>> Bài liên quan : SỬ DỤNG VI KHUẨN BACILLUS TRONG CHĂN NUÔI THỦY SẢN

Tác hại của việc tôm chậm lớn

–  FRC của tôm cao tốn kém thức ăn.
– Tôm chậm lớn kéo dài thời gian thu hoạch làm tăng chi phí nuô.
–  Làm giảm giá trị tôm nuôi, giảm năng suất sản lượng tôm nuôi.

Cách khắc phục tình trạng tôm chậm lớn

– Đường lây nhiễm bệnh chính là từ nguồn giống, kế tiếp là chất lượng môi trường nước của ao, đầm nuôi tôm không đảm bảo. Tôm bị bệnh sẽ lây lan đến tôm khoẻ nếu nuôi chung trong một ao. Vậy phải chọn giống khỏe, không nhiễm MBV và HPV, luôn vệ sinh ao đảm bảo chất lượng và chăm sóc quản lý tốt sức khỏe tôm.
– Loại bỏ tôm bệnh: dùng những bó chà nhỏ cắm quanh ao trong 1-2 tháng đầu, tôm nhỏ, yếu sẽ bám vào chà, khi kiểm tra thì bỏ những tôm này ra khỏi ao.
– Sau 2 tháng nuôi, cặn bả tập trung vào giữa ao và tôm nhỏ yếu thường tập trung vào vùng dơ bẩn này, nên rải thức ăn cho tôm từ trong ra ngoài theo hình xoắn ốc để kích thích tôm hướng ra ngoài.
– Nuôi tôm đúng mùa vụ, quản lý chăm sóc tốt, cung cấp đầy đủ thức ăn về chất và lượng. Không để tôm sock trong quá trình nuôi.
– Thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường nước ( Độ kiềm, Fe, NO2, NH3..) trong ao để nhanh chóng điều chỉnh và phòng bệnh cho tôm thẻ chân trắng.
– Không được sử dụng thuốc trừ sâu để cải tạo ao.
Trên đây là một số nguyên nhân dẫn đến việc tôm thẻ chân trắng chậm lớn. Hy vọng sau khi biết được nguyên nhân, bà con có thể tìm các phương pháp điều trị để hạn chế tình trạng này. Chúc bà con có một mùa vụ tôm đạt năng suất cao!
>> Bài liên quan : BÍ QUYẾT NUÔI TÔM THẺ THÀNH CÔNG BẰNG VI SINH VẬT HỮU HIỆU
Rate this post
author-avatar

About Mạnh Quân

Xin chào tôi là Mạnh Quân giám đốc Sacotec , chúng tôi đang tập trung vào mảng chăn nuôi, trồng trọt theo hướng hữu cơ sinh học, xu hướng phát triển tất yếu hiện nay. Đi kèm đó là việc phân phối cực kỳ đa dạng các sản phẩm hữu cơ trong và ngoài nước với giá tốt nhất như phân tảo bón lá, phân gà vi sinh, phân đạm cá, chế phẩm sinh học...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *